NGHIÊN CỨU DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ TRÊN THAI PHỤ QUÁ NGÀY DỰ KIẾN SINH BẰNG ĐO CHIỀU DÀI CỔ TỬ CUNG QUA ĐƯỜNG ÂM ĐẠO

Vũ Thị Huyền Trang 1,, Nguyễn Mạnh Thắng 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gây chuyển dạ là thủ thuật sản khoa thường quy trên thế giới, sự chín muồi của cổ tử cung (CTC) là một yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của gây chuyển dạ. Sự chín muồi CTC được biểu thị bằng điểm Bishop. Chỉ số Bishop vẫn có những nhược điểm vì mang tính chất chủ quan của người khám. Ngày nay, phương pháp đo chiều dài cổ tử cung bằng siêu âm qua đường âm đạo để dự đoán khả năng thành công của gây chuyển dạ được sử dụng ngày càng phổ biến. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành để phân tích mối liên quan của chiều dài CTC qua siêu âm đường âm đạo với kết quả gây chuyển dạ trên thai phụ quá ngày dự kiến sinh. Phương pháp: 108 sản phụ quá ngày dự kiến sinh chưa chuyển dạ được tiến hành nghiên cứu. Chiều dài CTC được đo bằng siêu âm qua đường âm đạo. Gây chuyển dạ thành công khi CTC mở 3cm trong vòng 24h tính từ lúc gây chuyển dạ. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.  Kết quả: 75% đối tượng nghiên cứu gây chuyển dạ thành công, chiều dài CTC trung bình đo bằng siêu âm qua đường âm đạo là 27,6 ± 6,4 (mm), trong khi đó điểm trung bình của Bishop cải tiến là 2,9 ± 1,2. Ngưỡng tốt nhất dự báo gây chuyển dạ thành công của chiều dài CTC là 29mm và của chỉ số Bishop cải tiến là 3. So sánh 2 đường cong ROC, diện tích dưới đường cong của chiều dài CTC nhỏ hơn chỉ số Bishop cải tiến nên khả năng dự báo kết quả gây chuyển dạ ít chính xác hơn. Kết luận: Chỉ số Bishop CTC cải tiến và chiều dài CTC đo bằng siêu âm đầu dò âm đạo đều là phương tiện tốt có thể thay thế chỉ số Bishop cổ điển trong dự báo kết quả gây chuyển dạ trong thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Getahun, D. Epidemiologic Considerations: Scope of Problem and Disparity Concerns. Clin Obstet Gynecol 2014, 57 (2), 326–330. https://doi.org/10.1097/GRF.0000000000000021.
2. Cole, R. A.; Howie, P. W.; Macnaughton, M. C. Elective Induction of Labour. A Randomised Prospective Trial. Lancet 1975, 1 (7910), 767–770. https://doi.org/10.1016/s0140-6736(75)92435-6.
3. Sue-A-Quan, A. K.; Hannah, M. E.; Cohen, M. M.; Foster, G. A.; Liston, R. M. Effect of Labour Induction on Rates of Stillbirth and Cesarean Section in Post-Term Pregnancies. CMAJ 1999, 160 (8), 1145–1149.
4. Pelvic scoring for elective induction - PubMed. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/ 14199536/ (accessed 2022-09-19).
5. Daskalakis, G.; Thomakos, N.; Hatziioannou, L.; Mesogitis, S.; Papantoniou, N.; Antsaklis, A. Sonographic Cervical Length Measurement before Labor Induction in Term Nulliparous Women. Fetal Diagn Ther 2006, 21 (1), 34–38. https://doi.org/10.1159/000089045.
6. Tan, P. C.; Vallikkannu, N.; Suguna, S.; Quek, K. F.; Hassan, J. Transvaginal Sonographic Measurement of Cervical Length vs. Bishop Score in Labor Induction at Term: Tolerability and Prediction of Cesarean Delivery. Ultrasound Obstet Gynecol 2007, 29 (5), 568–573. https://doi.org/10.1002/uog.4018.
7. Yang, S. H.; Roh, C. R.; Kim, J. H. Transvaginal Ultrasonography for Cervical Assessment before Induction of Labor. J Ultrasound Med 2004, 23 (3), 375–382, quiz 384–385. https://doi.org/10.7863/jum.2004.23.3.375.
8. Park, K. H. Transvaginal Ultrasonographic Cervical Measurement in Predicting Failed Labor Induction and Cesarean Delivery for Failure to Progress in Nulliparous Women. J Korean Med Sci 2007, 22 (4), 722–727. https://doi.org/10.3346/j kms.2007.22.4.722.
9. Ngô Thị Thùy Dương. Nghiên Cứu Hiệu Quả Gây Chuyển Dạ Của Dinoprostone Trên Thai Phụ Đủ Tháng Tại Khoa Đẻ Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương, 2020.
10. Nguyễn Thị Kiều Oanh. Nghiên cứu hiệu quả gây chuyển dạ ở thai phụ có tuổi thai trên 40 tuần trong 2 năm 2004 và 2014 tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2015.