KHẢO SÁT CHỈ SỐ ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở NGƯỜI BỊ BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN 3–5 CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ

Nông Thu Hằng 1, Đặng Thị Việt Hà 1,, Đỗ Gia Tuyển 1,2, Nghiêm Trugn Dũng2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa chỉ số áp lực động mạch phổi trên siêu âm Doppler tim với một số thông số lâm sàng và cận lâm sàng ở người bị bệnh thận mạn giai đoạn 3 - 5 chưa điều trị thay thế tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 102 bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3 - 5 chưa điều trị thay thế tại Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2023 đến 10/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 54.68 ± 17.2, trẻ nhất là 18 tuổi, lớn nhất là 83 tuổi. Bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ cao hơn với 51%. Áp lực động mạch phổi (ALĐMP) trung bình trong nghiên cứu là 33.79 ± 9.5 mmHg, thấp nhất là 20mmHg, cao nhất là 67mmHg. Tỷ lệ tăng ALĐMP ở bệnh thận giai đoạn 5 là 75%, giai đoạn 4 là 15% và giai đoạn 3 là 10%. Tỉ lệ tăng ALĐMP ở bệnh nhân thiếu máu mức độ nhẹ là 40%, bệnh nhân thiếu máu mức độ vừa là 60%. ALĐMP không phụ thuộc vào tuổi, BMI của bệnh nhân. ALĐMP có mối tương quan nghịch với phân suất tống máu thất trái (r = -0.389, p = 0.0), tương quan thuận với đường kính thất phải trục dọc (r = 0.302, p = 0.002). Kết luận: ALĐMP phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh thận mạn tính, giai đoạn càng nặng, tỉ lệ tăng ALĐMP càng cao. ALĐMP liên quan đến tình trạng thiếu máu của bệnh nhân, tương quan nghịch với phân suất tống máu thất trái, tương quan thuận với đường kính thất phải trục dọc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zhang Q, Wang L, Zeng H, Lv Y, Huang Y. Epidemiology and risk factors in CKD patients with pulmonary hypertension: a retrospective study. BMC Nephrol. 2018;19(1):70. doi:10.1186/ s12882-018-0866-9
2. Prins KW, Thenappan T. WHO Group I Pulmonary Hypertension: Epidemiology and Pathophysiology. Cardiol Clin. 2016;34(3):363-374. doi:10.1016/j.ccl.2016.04.001
3. Augustine DX, Coates-Bradshaw LD, Willis J, et al. Echocardiographic assessment of pulmonary hypertension: a guideline protocol from the British Society of Echocardiography. Echo Res Pract. 2018;5(3):G11-G24. doi:10.1530/ ERP-17-0071
4. Topyła-Putowska W, Tomaszewski M, Wysokiński A, Tomaszewski A. Echocardiography in Pulmonary Arterial Hypertension: Comprehensive Evaluation and Technical Considerations. J Clin Med. 2021;10(15):3229. doi:10.3390/jcm10153229
5. Reque J, Garcia-Prieto A, Linares T, et al. Pulmonary Hypertension Is Associated with Mortality and Cardiovascular Events in Chronic Kidney Disease Patients. Am J Nephrol. 2017;45(2):107-114. doi:10.1159/000453047
6. Li Z, Liang X, Liu S, et al. Pulmonary Hypertension: Epidemiology in Different CKD Stages and Its Association with Cardiovascular Morbidity. PLoS ONE. 2014;9(12):e114392. doi:10.1371/journal.pone.0114392
7. Suresh H, Arun BS, Moger V, Vijayalaxmi PB, Murali Mohan KTK. A Prospective Study of Pulmonary Hypertension in Patients with Chronic Kidney Disease: A New and Pernicious Complication. Indian J Nephrol. 2018;28(2):127-134. doi:10.4103/ijn.IJN_36_17
8. Navaneethan SD, Roy J, Tao K, et al. Prevalence, Predictors, and Outcomes of Pulmonary Hypertension in CKD. J Am Soc Nephrol JASN. 2016;27(3):877-886. doi:10.1681/ ASN.2014111111