PHÂN TÍCH GEN SLC22A5 TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH THIẾU HỤT CARNITINE NGUYÊN PHÁT Ở MỘT BỆNH NHÂN NHI

Lưu Thị Chiêm 1, Trần Thị Chi Mai 1, Tạ Văn Thạo 1,, Bùi Thị Bảo 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Công ty Cổ phần Chemedic Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thiếu hụt hấp thu carnitine nguyên phát (PCD) là rối loạn di truyền do sự suy giảm hoặc mất khả năng vận chuyển carnitine của protein OCTN2 trên màng tế bào, dẫn đến nồng độ carnitine trong huyết thanh thấp và giảm tích lũy carnitine trong nội tế bào. Đột biến đồng hợp tử hoặc dị hợp tử ở gen SLC22A5 trên nhiễm sắc thể 5q31 được biết đến là nguyên nhân gây ra rối loạn này. Ở trẻ sơ sinh, PCD thường được xác định khi bệnh nhân xuất hiện tình trạng mất bù chuyển hóa, hạ đường huyết, giảm ceton hoặc đột tử, trẻ lớn hơn có thể có biểu hiện của bệnh lý về cơ hoặc cơ tim. Trong nghiên cứu này chúng tôi báo cáo một trường hợp bé trai 10 tháng tuổi mắc PCD; được sàng lọc rối loạn chuyện hóa bằng phương pháp khối phổ song song (MS/MS) trên mẫu máu khô sau sinh cho kết quả giảm carnitine và acylcarnitin; cụ thể carnitine (C0) là 2,85 µmol/L (tham chiếu 8.5 ~ 59 µmol/L); propionyl carnitine (C3)  là 0,09µmol/L (tham chiếu 0,21 ~ 4,74µmol/L), acetyl carnitine (C2) là 3,00µmol/L (tham chiếu 3,7 ~ 52 µmol/L), tetradecanoylcarnitine (C14) là 0,01 µmol/L (tham chiếu 0,03 ~ 0,5 µmol/L) và hexadecanoylcarnitine (C16) là 0,17 µmol/L (tham chiếu 0,41 ~ 0,6 µmol/L). Sau khi giải trình tự gen SLC22A5 bệnh nhân được phát hiện mang đột biến đồng hợp tử rs 11568520 dẫn đến thay thế acid amin phenylalanine bằng acid amin leucine ở codon 17 của protein OCTN2 (p.Phe17Leu) từ đó làm giảm khả năng vận chuyển carnitine của protein này vào nội bào, gây ra PCD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Longo N., Di Amat San Filippo N., Pasquali M., (2006). Disorders of carnitine transport and the carnitine cycle. Am J Med Genet C Semin Med Genet, 142: 77-85.
2. Kargas S. A., Gilbert E. F., Bruyere H. J. Jr, Shug A. L., (1985). The effects of D- and L-carnitine administration on cardiovascular development of the chick embryo. Teratology, 32: 267-272.
3. El-Hattab A. W., Li F. Y., Shen J., Powell B. R., Bawle E. V., Adams D. J., Wahl E., Kobori J. A., et al (2021). Maternal systemic primary carnitine deficiency uncovered by newborn screening: clinical, biochemical, and molecular aspects. Genet Med, 12: 19-24.
4. Wilcken B., Wiley V., Sim K. G., Carpenter K. (2001). Carnitine transporter defect diagnosed by newborn screening with electrospray tandem mass spectrometry. J Pediatr, 138: 581-584.
5. Ayman W. El-Hattab, MD1, Fang-Yuan L., et al (2010). Maternal systemic primary carnitine deficiency uncovered by newborn screening: Clinical, Biochemical, and molecular aspects. Genetics IN Medicine, 12, Number 1, 19-24.
6. Ni-Chung L., Nelson L. T., Yin-Hsiu C., et al (2010). Diagnoses of newborns and mothers with carnitine uptake defects through newborn screening. Molecular Genetics and Metabolism, 100, 46–50.
7. Thomas J. Urban, Renata C. Gallagher, Chaline Brown, Richard A. et al (2006). Functional Genetic Diversity in the High-Affinity Carnitine Transporter OCTN2 (SLC22A5). Mol Pharmacol, 70:1602–1611.
8. Tan J. Q., Chen D. Y., Li Z. T., Yan T. Z., Huang J. W., Cai R. (2017). Genetic diagnosis of 10 neonates with primary carnitine deficiency. Zhongguo Dang Dai Er Ke Za Zhi, 19(11):1150-1154.