TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA

Vòng Thị Thanh Xuân 1, Hồ Ngọc Liểng 2, Tăng Khánh Huy 1, Lê Bảo Lưu 1,
1 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện YHCT TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng các phương pháp (PP) điều trị Y học cổ truyền (YHCT) trên người bệnh đau thần kinh tọa theo hội chứng lâm sàng YHCT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát cắt ngang mô tả hồi cứu. Thu thập dữ liệu từ 1213 hồ sơ bệnh án người bệnh (NB) đau thần kinh tọa điều trị nội trú tại Bệnh viện YHCT thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, tiến hành thống kê và phân tích tỷ lệ sử dụng các PP điều trị YHCT theo từng hội chứng lâm sàng. Kết quả: Các PP dùng thuốc chiếm tỷ lệ 98,68%, gồm thuốc thang (58,94%); thuốc thành phẩm (85,57%), thuốc dùng ngoài (19,79%). Cách thành lập bài thuốc có tỷ lệ khác nhau giữa các hội chứng lâm sàng, trong đó đối chứng lập phương (42,27%), cổ phương gia giảm (32,59%), cổ phương (20,14%). Kết hợp 2 PP dùng thuốc (47,53%); 3 PP dùng thuốc (9,06%). Các PP không dùng thuốc chiếm tỷ lệ 95,71%. Có 10 PP được sử dụng trong điều trị đau thần kinh tọa gồm hào châm (1,73%), điện châm (91,26%), cấy chỉ (10,47%), nhĩ châm (0,08%), thủy châm (46,66%), cứu (0,16%), chườm (13,69%), bó thuốc (6,10%), xoa bóp bấm huyệt (33,97%), dưỡng sinh (0,08%). PP kết hợp được sử dụng nhiều nhất là điện châm kết hợp thủy châm (46,26%) và điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt (32,94%). Sử dụng kết hợp giữa PP dùng thuốc và PP không dùng thuốc, chiếm tỷ lệ 94,56%. Kết quả điều trị ghi nhận 98,93% giảm bệnh; 0,82% không thay đổi và 0,25% tăng nặng. Kết luận: Trong các PP dùng thuốc sử dụng nhiều nhất là thuốc thành phẩm, còn trong các PP không dùng thuốc sử dụng nhiều nhất là điện châm. Sử dụng kết hợp giữa PP dùng thuốc và PP không dùng thuốc, cho kết quả điều trị cao với tỷ lệ 98,93% bệnh nhân giảm bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Quyết định số 5013/QĐ-BYT. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại. 2020:72-78.
2. Vy Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Tân. Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc “Tam Tý Thang” kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm. Tạp chí Y Dược học - Trường đại học Y dược Huế. 2018;8(6):164-177.
3. Nhan Hồng Tâm. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2016.
4. Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Thu Hiền. Kết quả điều trị đau thần kinh tọa bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp bài thuốc Tứ vật đào hồng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng năm 2021. Tạp chí y học Việt Nam. 2022;515(Số đặc biệt):70-77.
5. Kiều Xuân Thy. Bước đầu xác định tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh Y học cổ truyền Tọa cốt phong. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2014.
6. Koes BW, Van Tulder M, Peul WCJB. Diagnosis and treatment of sciatica. BMJ. 2007;334(7607):1313-1317.
7. Luo Y, Huang J, Xu L, Zhao W, Hao J, Hu Z. Efficacy of Chinese herbal medicine for lumbar disc herniation: a systematic review of randomized controlled trials. J Tradit Chin Med. 2013;33(6):721-726.