ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU DIỆN BÁM GÂN DƯỚI VAI NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH ỨNG DỤNG TRONG PHẪU THUẬT

Hữu Mạnh Nguyễn 1,2,, Trung Dũng Trần 2,3, Khánh Trình Lê 4
1 Trường Đại học Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội
2 Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh
3 Trường Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện E Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Phẫu thuật nội soi khâu gân dưới vai rách rất quan trọng trong việc phục hồi giải phẫu và giúp khớp vai đạt được chức năng tốt nhất, có nhiều nghiên cứu thực cho thấy sự hiệu quả của phương pháp khâu một hàng sử dụng mũi khâu Mason-Allen cải biên. Hiện các nghiên cứu về giải phẫu diện bám gân dưới vai vào củ bé còn ít, chủ yếu tập trung nhiều vào kích thước và hình dạng, thiếu sự xác định các mối liên quan giữa các đặc diểm của diện bám và giữa các đặc điểm này với các mốc giải phẫu quan trọng có thể áp dụng trên thực tế lâm sàng để giúp cho quá trình khâu phục hồi gân chính xác. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả bao gồm 20 vai xác tươi với tuổi trung bình 63.2. Không kèm theo có tổn thương chóp xoay. Tất cả các mẫu vật này đều được bóc tách bộc lộ gân dưới vai và diện bám tận theo một quy trình thống nhất. Đánh dấu các đặc điểm về giải phẫu của gân dưới vai, dùng máy quét 3D để quét mẫu vật. Tiến hành trích xuất và thu thập kết quả dựa trên phầm mềm xử lý hình ảnh 3D chuyên dụng. Kết quả: Diện bám gân dưới vai nổi bật với đặc điểm mở rộng và bám chủ yếu vào ở 2/3 phía trên và thu nhỏ dần xuống phía dưới. Phía trên đi theo ranh giới bờ trong gân nhị đầu và bờ ngoài củ bé, phía dưới diện bám gân vẫn đi theo bờ ngoài của củ bé và tiến dần vào phía trong. Khoảng cách từ điểm trên cùng phía trong, trên cùng phía ngoài, dưới cùng đến bờ sụn khớp lần lượt là 4,66±1,02mm; 18,53±2,74mmm;16,74±2,97mm. Độ dài giữa điểm trên cùng phía ngoài đến điểm trên cùng phía trong và đến điểm dưới cùng lần lượt là 14,92±2,81 mm; 24,71±2,47 mm. Kết luận. Dựa vào một vài đặc điểm về giải phẫu về diện bám của gân dưới vai có thể giúp cho quá trình xác định vị trí đặt neo trong khâu chóp xoay chính xác hơn và gần tương đồng về giải phẫu với diện bám nguyên thuỷ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Burkhart SS and Tehrany AM. (2002). Arthroscopic subscapularis tendon repair: Technique and preliminary results. Arthroscopy., 18(5), 454–463.
2. Lo IK and Burkhart SS. (2003). The comma sign: an arthroscopic guide to the torn subscapularis tendon. . Arthroscopy, 19(3), 334-337.
3. Bancha Chernchujit and Pankaj N. Sharma. (2017). Arthroscopic Repair of Massive Subscapularis and Supraspinatus Tear by Double-Row Knotless Technique. Arthroscopy Techniques, 6(6), e2255-e2258.
4. Andrea Grasso, Giuseppe Milano, Matteo Salvatore, et al. (2009). Single-Row Versus Double-Row Arthroscopic Rotator Cuff Repair: A Prospective Randomized Clinical Study. Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, 25(1), 4-12.
5. Gerhardt et al (2012). Arthroscopic Single-Row Modified Mason-Allen Repair Versus Double-Row Suture Bridge Reconstruction for Supraspinatus Tendon Tears. The American Journal of Sports Medicine, 40, No12, 2777-2785.
6. Stephan Pauly, Christian Gerhardt, Jianhai Chen, et al. (2010). Single versus double-row repair of the rotator cuff: does double-row repair with improved anatomical and biomechanical characteristics lead to better clinical outcome? Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc, 18(12), 1718-1729.
7. Shane J Nho, Mark A Slabaugh, Shane T Seroyer, et al. (2009). Does the Literature Support Double-Row Suture Anchor Fixation for Arthroscopic Rotator Cuff Repair? A Systematic Review Comparing Double-Row and Single-Row Suture Anchor configuration. Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, 25(11), 1319-1320.
8. C Benjamin MA, John D Macgillivray, Jonathan Clabeaux, et al. (2004). Biomechanical Evaluation of Arthroscopic Rotator Cuff Stitches. THE JOURNAL OF BONE & JOINT SURGERY, 86-A 1211-1216.
9. Markus Thomas Scheibel and Peter Habermeyer (2003). Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic and Related Surgery. A Modified Mason-Allen Technique for Rotator Cuff Repair Using Suture Anchors, Vol 19, No3, 330-333.