KẾT QUẢ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP GIẢM TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM SAU SINH Ở BÀ MẸ SINH NON

Nông Minh Hoàng 1,, Phạm Phương Lan 1, Vũ Văn Du 1
1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả một số hoạt động can thiệp giảm triệu triệu chứng trầm cảm sau sinh ở bà mẹ sinh non tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 11/2021 đến tháng 09/2023. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp trên 89 bà mẹ có điểm số EPDS ≥ 13 điểm; hai chương trình can thiệp được triển khai gồm tư vấn tâm lý kết hợp sử dụng ứng dụng di động thông minh “Hỗ trợ sau sinh” và can thiệp tư vấn tâm lý đơn thuần. Thang đo EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale) và đánh giá triệu chứng lâm sàng của trầm cảm trước và sau can thiệp được sử dụng để đánh giá kết quả can thiệp. Kết quả: Điểm số EPDS giảm từ 15,6 ± 2,9 điểm trước can thiệp xuống 7,2 ± 3,8 sau can thiệp (p<0,05). Sau can thiệp; tỷ lệ bà mẹ có điểm số EPDS ≥ 13 điểm giảm xuống còn 10,1%; 10,1% bà mẹ có điểm EPDS từ 10-12 điểm và 79,8% bà mẹ có điểm EPDS dưới 10 điểm. Tất các các triệu chứng lâm sàng của trầm cảm có tỷ lệ giảm sau can thiệp; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chỉ số hiệu quả can thiệp của các triệu chứng lâm sàng từ 50,8% đến 90,6%. Kết luận: biện pháp can thiệp tâm lý kết hợp sử dụng ứng dụng thông minh “Hỗ trợ sau sinh” và can thiệp tư vấn tâm lý đơn thuần có hiệu quả trong giảm triệu chứng trầm cảm sau sinh. Do đó, đây là những biện pháp can thiệp có thể xem xét triển khai trên nhóm đối tượng bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Morrell CJ, Slade P, Warner R, Paley G, Dixon S, Walters SJ, et al. Clinical effectiveness of health visitor training in psychologically informed approaches for depression in postnatal women: pragmatic cluster randomised trial in primary care. The BMJ 2009;338. https://doi.org/10.1136/bmj.a3045.
2. Phạm Ngọc Thanh. Trầm cảm ở bà mẹ có con sinh non đang nằm viện tại khoa sơ sinh - bệnh viện Nhi Đồng I. Tạp Chí Nghiên Cứu Học 2011;15:70–5.
3. Adewuya AO, Ola BO, Aloba OO, Mapayi BM, Okeniyi JAO. Impact of postnatal depression on infants’ growth in Nigeria. J Affect Disord 2008;108:191–3. https://doi.org/10.1016/j.jad.2007.09.013.
4. Nanzer N, Sancho Rossignol A, Righetti-Veltema M, Knauer D, Manzano J, Palacio Espasa F. Effects of a brief psychoanalytic intervention for perinatal depression. Arch Womens Ment Health 2012;15:259–68. https://doi.org/10.1007/s00737-012-0285-z.
5. Lê Thị Hồng Diên. Đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh. Luận văn thạc sỹ Tâm lý học. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018.
6. Holden JM, Sagovsky R, Cox JL. Counselling in a general practice setting: controlled study of health visitor intervention in treatment of postnatal depression. BMJ 1989;298:223–6.
7. Cullinan R. Health visitor intervention in postnatal depression. Health Visit 1991;64:412–4.
8. Branquinho M, Canavarro MC, Fonseca A. A Blended Cognitive–Behavioral Intervention for the Treatment of Postpartum Depression: A Case Study. Clin Case Stud 2022;21:438–56. https://doi.org/10.1177/15346501221082616.
9. Martinez-Torteya C, Rosenblum KL, Katsonga-Phiri T, Lindsay H, Muzik M. Postpartum Depression and Resilience Predict Parenting Sense of Competence in Women with Childhood Maltreatment History. Arch Womens Ment Health 2018;21:777–84. https://doi.org/ 10.1007/s00737-018-0865-7.
10. Nguyễn Thị Thanh Huyền. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm sau sinh. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội, 2014.