BIẾN CHỨNG CỦA PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG GIÁC MẠC TRONG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM GÓC ĐÓNG CƠN CẤP KHÔNG CẮT CƠN KHÔNG KÈM THEO ĐỤC THỂ THỦY TINH

Tấn Đỗ 1, Văn Cường Nguyễn 2,
1 Bệnh viện Mắt Trung ương
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá biến chứng của phẫu thuật cắt bè trong điều trị glôcôm góc đóng cấp không kèm theo đục thể thủy tinh không đáp ứng với điều trị nội khoa. Đối tượng và phương pháp: 31 mắt thỏa mãn điều kiện được đưa vào nghiên cứu từ Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Đông và Khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian từ 01/2018 đến 11/2019. Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc theo thời gian, tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật cắt bè củng giác mạc, thời gian theo dõi ít nhất 1 năm. Kết quả: 31 mắt đều đạt kết quả khá tốt với tỷ lệ kiểm soát nhãn áp 100% sau 1 năm theo dõi. Tuy nhiên, còn một tỷ lệ nhất định tai biến, và biến chứng xảy ra. Tỷ lệ tai biến 29,03% gồm xuất huyết tiền phòng (XHTP) 25,81%, xuất huyết dịch kính (XHDK) 3,22%, các tai biến đều được xử lý ổn định ngay trong mổ (66,67%), bằng nội khoa sau mổ (33,33%). Tỷ lệ biến chứng sớm (<2 tuần) 67,74% gồm bong hắc mạc 12,9%, rò sẹo bọng (12,9%), sẹo bọng dẹt 19,35%, viêm màng bồ đào trước 22,58%, các biến chứng giảm nhanh sau 2 tuần (trừ đục thể thủy tinh đục thể thủy tinh 6,44%) (từ 67,74% xuống còn 19,35%). Nhãn áp cao trước mổ làm tăng tỷ lệ XHTP và bong hắc mạc (<0,001, test Chi square), thời gian nhãn áp cao kéo dài làm tăng tỷ lệ bong hắc mạc (<0,001, test Chi square) viêm màng bồ đào (0,03, test Chi square). Các tai biến, biến chứng hầu hết được kiểm soát tốt bằng các điều trị bổ sung, không ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật sau 12 tháng. Kết luận: Phẫu thuật cắt bè vẫn là phẫu thuật có ý nghĩa trong kiểm soát nhãn áp trong điều trị glôcôm góc đóng cơn cấp không cắt cơn không kèm theo đục thể thủy tinh, tuy nhiên tỷ lệ tai biến, biến chứng cao cần theo dõi phát hiện và phối hợp với các biện pháp điều trị bổ sung kịp thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Foster, Paul J. The epidemiology of primary angle closure and associated glaucomatous optic neuropathy. Seminars in ophthalmology. Vol. 17. No. 2. Taylor & Francis, 2002
2. Nongpiur ME, Ku JY, Aung T. Angle closure glaucoma: a mechanistic review. Curr Opin Ophthalmol; 22:96–101. 2011
3. Edmunds, B., et al. The national survey of trabeculectomy. III. Early and late complications. Eye 16.3: 297-303. 2003
4. Nguyễn Quốc Đạt, Nghiên cứu các biến chứng trong phẫu thuật Phaco phối hợp cắt bè củng mạc giác mạc. Tạp chí y học Việt Nam, 1859 - 1868, 391, 5, 275 – 284. 2017
5. Aung T, Tow SL, Yap EY, et al. Trabeculectomy for acute primary angle closure. Ophthalmology.107(7):1298-302. 2000
6. Tan AM, Loon SC, Chew PT. "Outcomes following acute primary angle closure in an Asian population". Clin Exp Ophthalmol. 37(5):467-72. 2009
7. G L Spaeth. Trabeculectomy for acute primary angle closure. Ophthalmology;108(6):1008. 2001
8. Sousa, David Cordeiro, and Luís Abegão Pinto. Trabeculectomy–Prevention and Management of Complications. Journal-Trabeculectomy–Prevention and Management of Complications. 2018