HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA VIÊM CƠ TIM CẤP CÓ HỖ TRỢ OXY HOÁ MÁU QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ PHƯƠNG THỨC ĐỘNG TĨNH MẠCH VÀ NỒNG ĐỘ LACTATE MÁU TRONG TIÊN ĐOÁN TỬ VONG NỘI VIỆN

Đặng Tường Vi 1, Nguyễn Minh Kha 1,2, Văn Thị Bích Thủy 1, Hoàng Văn Sỹ 1,2,
1 Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm cơ tim cấp là bệnh lý có đặc điểm lâm sàng rất đa dạng và tiên lượng bệnh phụ thuộc vào mức độ nặng của biểu hiện lâm sàng. Khoảng 12% bệnh nhân viêm cơ tim cấp có biến chứng suy tim cấp, rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng thất trái. Ở những bệnh nhân choáng tim do viêm cơ tim cấp, oxy hoá máu qua màng ngoài cơ thể phương thức động – tĩnh mạch (VA ECMO) là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả với tỉ lệ sống sót dao động 61,2 – 71,9%. Tại Việt Nam, VA ECMO cũng đã được áp dụng để điều trị choáng tim do viêm cơ tim cấp nhưng dữ liệu về hiệu quả điều trị và các yếu tố tiên lượng tử vong nội viện của biện pháp điều trị này còn hạn chế.  Mục tiêu: Khảo sát kết cục nội viện và các yếu tố tiên lượng tử vong của bệnh lý viêm cơ tim cấp có hỗ trợ VA ECMO tại bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 2019 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả hồi cứu dựa trên hồ sơ. Nghiên cứu gồm 92 bệnh nhân được chẩn đoán viêm cơ tim cấp có hỗ trợ VA ECMO nhập viện bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2019 – 31/03/2023. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận được 92 trường hợp viêm cơ tim cấp có hỗ trợ VA ECMO với độ tuổi trung bình là 34,2 tuổi, nam giới chiếm 35,9%. Tần số tim và huyết áp trung bình lúc nhập viện lần lượt có giá trị là 121,4 ± 35,9 lần/phút và 68 (50 – 73,3) mmHg với chỉ số thuốc trợ tim vận mạch (VIS) được sử dụng trước ECMO là 40,15 (21,05 – 90,4). Có 9 bệnh nhân ngưng tim trước khi thực hiện ECMO (9,8%) và 4 trường hợp thực hiện ECMO trong điều kiện hồi sinh tim phổi (ECPR) (4,3%). Thời gian nằm viện trung vị là 16 ngày, thời gian chạy ECMO trung vị là 6 ngày và tỉ lệ tử vong là 16,3%. Trước VA ECMO, nồng độ lactate máu trung vị là 5 (3 – 8,9) mmol/L, nhóm xuất viện có nồng độ lactate máu thấp hơn so với nhóm tử vong (4,3 so với 10,4 mmol/L, p < 0,01). Trong 72 giờ đầu sau VA ECMO, nồng độ lactate máu có liên quan đến tử vong nội viện. Lactate máu tiếp tục tăng sau 48 – 72 giờ khởi động VA ECMO có khả năng dự báo tử vong nội viện với AUC lần lượt là 0,78 và 0,8. Kết luận: Tỉ lệ tử vong của viêm cơ tim cấp có hỗ trợ VA ECMO hiện nay giảm so với các nghiên cứu trước đây. Tăng lactate máu trước VA ECMO có liên quan đến tăng tử vong nội viện. Lactate máu còn tăng sau 48 – 72 giờ hỗ trợ VA ECMO có khả năng dự báo tốt nguy cơ tử vong nội viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Nguyên Hải Yến, Phan Thị Xuân, Phạm Thị Ngọc Thảo. Hiệu quả và biến chứng của kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể phương thức động - tĩnh mạch (V-A ECMO) trong điều trị cứu vãn viêm cơ tim cấp. Tạp Chí Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2018;22(2). Accessed August 5, 2022. https://yhoctphcm.ump.edu.vn/ ?Content=ChiTietBai&idBai=15983
2. Hao T, Jiang Y, Wu C, et al. Clinical outcome and risk factors for acute fulminant myocarditis supported by venoarterial extracorporeal membrane oxygenation: An analysis of nationwide CSECLS database in China. Int J Cardiol. 2023;371:229-235. doi:10.1016/j.ijcard.2022.09.055
3. Nunez JI, Reyes-Castro T, kennedy kevin, et al. Abstract 13058: Outcomes With Venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation for Acute Myocarditis: A 20-year Experience From the ELSO Registry. Circulation. 2021;144(Suppl_1):A13058-A13058. doi:10.1161/circ.144.suppl_1.13058
4. Ammirati E, Vandenbriele C, Nascimbene A. Key Predictors of Outcome in Patients With Fulminant Myocarditis Supported by Venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation. Circ Heart Fail. 2023;16(7):e010670. doi:10.1161/ CIRCHEARTFAILURE.123.010670
5. Hajjar LA, Teboul JL. Mechanical Circulatory Support Devices for Cardiogenic Shock: State of the Art. Crit Care. 2019;23(1):76. doi:10.1186/s13054-019-2368-y
6. Scolari FL, Schneider D, Fogazzi DV, et al. Association between serum lactate levels and mortality in patients with cardiogenic shock receiving mechanical circulatory support: a multicenter retrospective cohort study. BMC Cardiovasc Disord. 2020;20(1):496. doi:10.1186/ s12872-020-01785-7
7. Hyun J, Kim A ram, Lee SE, et al. Vasoactive-Inotropic Score as a Determinant of Timely Initiation of Venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation in Patients With Cardiogenic Shock. Circ J. 2022;86(4):687-694. doi:10.1253/circj.CJ-21-0614
8. Marbach JA, Di Santo P, Kapur NK, et al. Lactate Clearance as a Surrogate for Mortality in Cardiogenic Shock: Insights From the DOREMI Trial. J Am Heart Assoc. 2022;11(6):e023322. doi:10.1161/ JAHA.121.023322