KẾT QUẢ XA PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA LỖ LIÊN HỢP ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG

Lê Văn Bình 1,, Đinh Ngọc Sơn 1,2, Hoàng Hữu Đức 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả xa phẫu thuật nội soi qua lỗ liên hợp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 65 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được điều trị bằng phương pháp nội soi lấy thoát vị qua lỗ liên hợp tại khoa Phẫu thuật cột sống, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 01/2014 tới tháng 12/2015. Kết quả: 65 bệnh nhân (46 nam, 19 nữ), độ tuổi trung bình 42.23 ± 11.89. Thời gian theo dõi trung bình là 105.21± 4.34 tháng. Kết quả sau điều trị theo tiêu chuẩn Macnab cải tiến đạt tốt trở lên ở 98.47% (64/65). Điểm VAS đau lưng giảm từ 6.85 ± 1.50 xuống còn 1.31±1.05 tại thời điểm làm nghiên cứu. Điểm VAS đau chân giảm từ 7.33 ± 1.65 xuống còn 0.88±1.53  tại thời điểm làm nghiên cứu. Chỉ số ODI giảm từ 66.80±13.46% xuống còn 10.71±7.76%. Có 01 trường hợp thoát vị tái phát có biểu hiện đau lưng, tê chân kiểu rễ trên lâm sàng  và được điều trị nội khoa, kết quả sau điều trị cải thiện tốt (chiếm 2.4%). Kết luận: Nội soi lấy thoát vị qua lỗ liên hợp là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả với các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thuận NĐ. Tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng chứng đau ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh-Bệnh viện Quân y 103. Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy. 2020.
2. Hồi NT. Nghiên cứu giá trị các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng [Luận án Phó tiến sỹ khoa học Y dược, Chuyên ngành Thần kinh học], Học viện Quân Y; 1995.
3. Son DN. “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phẫu thuật nội soi qua lỗ liên hợp trong thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng” [Luận án Tiến sĩ y học]. Trường Đại học Y Hà Nội2013.
4. Eun SS, Sang-Ho L, Sabal LA. Long-term follow-up results of percutaneous endoscopic lumbar discectomy. Pain Physician. 2016;19(8):E1161.
5. Sinkemani A, Hong X, Gao ZX, et al. Outcomes of Microendoscopic Discectomy and Percutaneous Transforaminal Endoscopic Discectomy for the Treatment of Lumbar Disc Herniation: A Comparative Retrospective Study. Asian Spine J. 2015;9(6):833-840.
6. Tuyen DT. Đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm CSTL L4L5 bằng phẫu thuật nội soi qua lỗ lien hợp, Trường Đại Học Y Hà Nội; 2015.
7. Wu B, Wei T, Yao Z, et al. A real-time 3D electromagnetic navigation system for percutaneous transforaminal endoscopic discectomy in patients with lumbar disc herniation: a retrospective study. BMC Musculoskeletal Disorders. 2022;23(1):1-8.
8. Chen Z, Zhang L, Dong J, et al. Percutaneous transforaminal endoscopic discectomy compared with microendoscopic discectomy for lumbar disc herniation: 1-year results of an ongoing randomized controlled trial. Journal of Neurosurgery: Spine. 2018;28(3):300-310.
9. Ahn Y, Lee S-H, Lee JH, Kim JU, Liu WC. Transforaminal percutaneous endoscopic lumbar discectomy for upper lumbar disc herniation: clinical outcome, prognostic factors, and technical consideration. Acta neurochirurgica. 2009;151:199-206.