ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG KÉO MÁY KÉO DÃN CỘT SỐNG TẠI BỆNH VIỆN CHỈNH HÌNH VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CẦN THƠ 2023

Nguyễn Dương Hanh 1,, Trầm Văn Nhiều1, Nguyễn Thị Mỹ Liên 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thoái hóa cột sống cổ là sự hao mòn liên quan đến tuổi tác ở cột sống cổ, dẫn đến đau cổ, cứng cổ, giảm chức năng sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vật lý trị liệu-Phục hồi chức năng, đặc biệt là kéo dãn cột sống cổ bằng máy kết hợp với hồng ngoại, xoa bóp và các bài tập vận động cột sống cổ là một phương pháp điều trị bảo tồn hiệu quả, có khả năng giúp bệnh nhân cải thiện chức năng cột sống cổ. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống bằng máy kéo dãn cột sống tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Cần Thơ 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu. Thử nghiệm lâm sàng theo chiều dọc có so sánh trước và sau điều trị 30 bệnh nhân. Kết quả: Sau khi điều trị, kết quả đau đánh giá theo thang điểm Likert với mức độ đau nhiều giảm từ 100% xuống 0%, đau ít 36,7% và đau vừa 63,3%. Ngoài ra, tầm vận động cột sống cổ cải thiện đáng kế với trung bình khoảng 0% giới hạn nhiều; chức năng sinh hoạt hằng ngày cải thiện đáng kể từ 83,3% ảnh hưởng nhiều xuống còn 0% và 16,7% ảnh hưởng trung bình tăng lên còn 50%, ảnh hưởng ít tăng từ 0% lên 50% ảnh hưởng trung; tỉ lệ phần trăm của kết điều trị chung mức khá tăng khoảng 63,3% và mức trung bình giảm 33,3%. Kết luận: Điều trị bằng máy kéo cột sống kết hợp với hồng ngoại, xoa bóp và các bài tâp vận động cột sống cổ giúp cải thiện đau, gia tăng tầm vận động cột sống cổ, chức năng sinh hoạt hằng ngày và kết quả điều trị chung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành Phục hồi chức năng, Hà Nội.
2. Đặng Thu Minh (2010), Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo dãn cột sống cổ trên máy TM 300 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Thái Nguyên.
3. Dương Văn Thành (2010), Đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi chức năng thoái hoá cột sống cổ bằng vật lý trị liệu kết hợp với vận động trị liệu tại Trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai, Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Thắm (2008), Đánh giá hiệu quả điều trị đau cổ vai gáy trong thoái hóa cột sống cổ bằng một số phương pháp vật lí trị liệu và kết hợp với vận động trị liệu, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Francis H. Shen (2015), Textbook of the cervical spine, Elsevier Inc.
6. H W Hey , P H Lau, H T Hee (2012), “Short-term results of physiotherapy in patients with newly diagnosed degenerative cervical spine disease”, Singapore Med J, 53(3):179-82.
7. Steven W. Forbush và Terry Cox (2011), “Treatment of Patients With Degenerative Cervical Radiculopathy Using a Multimodal Conservative Approach in a Geriatric Population: A Case Series”, Journal of Orthopaedic and Sports Physical Therapy, 41(10):723-33.