KẾT QUẢ TẠO HÌNH THÂN ĐỐT SỐNG BẰNG BƠM CEMENT SINH HỌC Ở BỆNH NHÂN XẸP ĐỐT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN E
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Đánh giá kết quả giảm đau ở bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương bằng phương pháp tạo hình thân đốt sống bằng cement sinh học. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 166 bệnh nhân với 191 đốt sống bị xẹp do loãng xương được tạo hình thân đốt sống bằng cement sinh học tại Bệnh viện E từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022. Đánh giá bằng thang điểm VAS trước và sau phẫu thuật. Kiểm tra sau 6 tháng. Kết quả:Tỷ lệ nữ/ nam:5,92 /1, Tuổi trung bình: 74,51 (50-96), chủ yếu trên 70 tuổi. 100% loãng xương với T score <‐2,5, 59,64% xẹp đốt sống đơn thuần không có yếu tố chấn thương, 40,36% có yếu tố chấn thương. 83,73% đốt sống bị xẹp nằm ở vùng bản lề cột sống ngực – thắt lưng (D11-L2). Điểm VAS trung bình trước mổ là 8,8±1,2. Sau mổ 1 ngày là VAS 2,9±1,0. Biến chứng gặp trong can thiệp là rò vào đĩa đệm (10,47%) và rò ra cạnh đốt sống (3,66%). Kết luận: Tạo hình thân đốt sống bằng cement sinh học điều trị xẹp đốt sống do loãng xương là phương pháp có hiệu quả cao, giảm đau tốt, đơn giản, an toàn, ít xâm lấn và biến chứng ít nguy hiểm; tiến hành thủ thuật cẩn trọng và luôn cần có màn huỳnh quang tăng sáng trong mổ.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Duvuru A, Hawkins SP, (2023). Percutaneous vertebroplasty: efficacy in the management of pain related to acute vertebral compression fractures. N Z Med J;136(1571):65-72.
3. Evans AJ, Jensen ME, Kip KE, DeNardo AJ, Lawler GJ, Negin GA, Remley KB, Boutin SM, Dunnagan SA, (2003). Vertebral Compression Fractures: Pain Reduction and Improvement in Functional Mobility after Percutaneous Polymethylmethacrylate Vertebroplasty—Retrospective Report of 245 Cases 1. Radiology, 226(2), p. 366‐372.
4. Hochmuth K, Proschek D, Schwarz W, Mack M, Kurth AA, Vogl TJ, (2006). Percutaneous vertebroplasty in the therapy of osteoporotic vertebral compression fractures: a critical review. European radiology, 16(5), p. 998‐1004
5. Dai C, Liang G, Zhang Y, Dong Y, Zhou X, (2022). Risk factors of vertebral re-fracture after PVP or PKP for osteoporotic vertebral compression fractures, especially in Eastern Asia: a systematic review and meta-analysis. J Orthop Surg Res, 17(1):161
6. Nakano M, Hirano N, Matsuura K, Watanabe RH, Kitagawa H, Ishihara RH, Kawaguchi Y, (2002). Percutaneous transpedicular vertebroplasty with calcium phosphate cement in the treatment of osteoporotic vertebral compression and burst fractures. Journal of Neurosurgery: Spine, 97(3), p. 287‐293.