ĐẶC ĐIỂM TÌNH TRẠNG BIẾN DẠNG MÔI MŨI SAU PHẪU THUẬT KHE HỞ MÔI MỘT BÊN BẨM SINH LẦN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN E NĂM 2023

Nguyễn Tấn Văn 1,, Nguyễn Hồng Nhung 1, Mai Đình Lộc1, Hoàng Tuấn Hiệp 1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khe hở môi (KHM) là dị tật bẩm sinh thường gặp ở vùng hàm mặt. Phẫu thuật tạo hình môi mũi nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ là nhu cầu cần thiết của bệnh nhân và gia đình người bệnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều biến dạng môi mũi sau phẫu thuật. Vì vậy đánh giá những biến dạng môi mũi để có kế hoạch phẫu thuật sữa chữa. Phương pháp nghiên cứu: 31 bệnh nhân (BN) KHM một bên đã phẫu thuật tạo hình môi lần đầu bằng các phương pháp khác nhau đến khám tại chương trình Khám sàng lọc, tư vấn miễn phí cho trẻ khuyết tật và bệnh tim bẩm sinh của Khoa Răng Hàm Mặt và Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E. BN được đánh giá theo thang điểm của Motier (1997) các đặc điểm giải phẫu: làn môi đỏ, da môi, sẹo môi, mũi. Kết quả: Biến dạng hay gặp ở làn môi đỏ là lồi (67,7%) và sai lệch đường viền môi (70,9%). Thiếu hụt chiều cao da môi bên khe hở là 32,2%. Sẹo sau mổ bị co kéo và lồi chiếm 48,4%. Các biến dạng ở mũi hay gặp là lỗ mũi hẹp (83,8%), cánh mũi ở thấp (74,2%), lệch vách mũi (67,7%) và trụ mũi quá ngắn (54,8%). Kết luận: Biến dạng môi mũi sau tạo hình KHM một bên lần đầu là không tránh khỏi, do vậy cần có kế hoạch để phẫu thuật sữa chữa những biến dạng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Phương Nga (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật tạo hình khe hở môi trên một bên toàn bộ theo phương pháp Millard cải tiến, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược Huế, Huế.
2. Smith J.D., Bumsted R.D. (2006), Pediatric Facial Plastic and Reconstructive Surgery, Raven Press Publisher, Washington, USA.
3. Mulliken J.B., Martinez P.D. (1999), “The principle of rotation advancement for repair of unilateral complete cleft lip and nasal deformity: technical variations and analysis of results”, Plastic and Reconstruction Surgery, 104, pp.1247-1260.
4. Mortier P. B, Martinot L. V (1997), “Evaluation of the results of cleft lip and palate surgical treatment: Preliminary report”, Cleft palate- craniofacial Journal, Vol 34 (3), 247- 254.
5. Rajanikanth B.R., Rao K.S., Sharma S.M., Prasad B.R. (2012), “Assessment of Deformities of the Lip and Nose in Cleft Lip Alveolus and Palate Patients by a Rating Scale”, Journal of Maxillofacial Oral Surgery, 11(1), pp.38-46.
6. Nguyễn Văn Minh (2018), Đánh giá những biến dạng môi mũi bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi một bên lần đầu, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 – tháng 10/2018.
7. Christofides E, Potgieter A, Chait L. A long term subjective and objective assessment of the scar in unilateral cleft lip repairs using the Millard technique without revisional surgery. J Plast Reconstr Aesthet Surg 2006;59(4):380–386. doi:10.1016/j.bjps.2005.04.0379.
8. Lê Đức Tuấn (2004), Nghiên cứu sữa chữa những biến dạng môi - mũi sau phẫu thuật khe hở môi một bên bẩm sinh, Luận án tiến sĩ y học, Đại học y Hà Nội, Hà Nội.
9. Cheema S.A. và Asim M. (2014), “An Analysis of Deformities in Revision Surgeries for Secondary Unilateral Cleft Lip”, Journal of the College of Physicians and Surgeons Pakistan, 24 (9), pp.666-669.
10. Nguyễn Trọng Điểm (1995), “Nhận xét 100 trường hợp khe hở bẩm sinh môi trên điều trị phẫu thuật tại viện Quân y 175”, Thông tin mới Răng Hàm Mặt, tr.37-40.