KẾT QUẢ NÚT MẠCH THẬN CHỌN LỌC ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU SAU TÁN SỎI THẬN QUA DA

Trần Quốc Hòa 1,2,, Nguyễn Đình Bắc 1, Nguyễn Thế Anh 2
1 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
2 Trường Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này là mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân chảy máu sau TSQD và đánh giá kết quả nút mạch thận chọn lọc trong điều trị biến chứng này. Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu mô tả hồi cứu với 32 bệnh nhân được nút mạch thận chọn lọc để điều trị chảy máu sau TSQD trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 5 năm 2023. Tuổi trung bình của bênh nhân trong nghiên cứu là 51,6 ± 10,3 tuổi và 11 bệnh nhân (34,4%) có các bệnh lý mãn tính kèm theo. Khoảng thời gian từ lúc TSQD đến lúc phát hiện chảy máu là 11,3 ± 7,6 ngày. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đái máu (100%),  đau thắt lưng (56,3%), chảy máu qua dẫn lưu thận (15,6%) sốc mất máu (9,4%). Mức giảm Hb TB là 3,4 g/dl và có 37,5% bệnh nhân phải truyền máu. Có 29 bệnh nhân (90,6%) được chụp CLVT trước nút mạch và 28 bệnh nhân trong số này (96,6%) phát hiện được các tổn thương trên CLVT. Vị trí nhánh mạch tổn thương thường gặp nhất là cực giữa với tỷ lệ là 41,7% và loại tổn thương thường gặp nhất là giả phình mạch (62,5%). Loại vật liệu nút mạch được sử dụng nhiều nhất là keo sinh học (75,0%). Có 31 bệnh nhân (96,9%) chỉ cần 1 lần can thiệp nút mạch và 1 bệnh nhân (3,1%) cần phải can thiệp mạch lần 2. Tỷ lệ thành công sau lần can thiệp mạch thứ nhất và thứ 2 lần lượt là 96,9% và 100%. Có 43,8% bệnh nhân có biểu hiện hội chứng sau nút mạch. Thời gian nằm viện sau nút mạch là 5,8 ± 3,6 ngày. Từ kết quả thu được cho thấy, nút mạch thận chọn lọc là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị chảy máu sau TSQD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zhaohui H, Hanqi L, Xiongbing L, et al. Analysis of repeated renal arteriography after percutaneous nephrolithotomy. Urolithiasis. 2017;45:495–9.
2. Bookstein JJ, Ernst CB. Vasodilatory and vasoconstrictive pharmacoangiographic manipulation of renal collateral flow. Radiology. 1973;108:55–9.
3. Kim HY, Lee KW, Lee DS. Critical causes in severe bleeding requiring angioembolization after percutaneous nephrolithotomy. BMC Urol. 2020;20:22.
4. El-Nahas AR, Shokeir AA, Mohsen T, et al. Functional and morphological effects of postpercutaneous nephrolithotomy superselective renal angiographic embolization. Urology. 2008;71:408–12.
5. Mao Q, Wang C, Chen G, et al. Failure of initial superselective renal arterial embolization in the treatment of renal hemorrhage after percutaneous nephrolithotomy: a respective analysis of risk factors. Exp Ther Med. 2019;18:4151–6.
6. Nikolaos Ferakis and Marios Stavropoulos. Mini percutaneous nephrolithotomy in the treatment of renal and upper ureteral stones: Lessons learned from a review of the literature. Urol Ann. 2015;7(2):141–148.
7. Gadzhiev N, Malkhasyan V, Akopyan G, et al. Percutaneous nephrolithotomy for staghorn calculi: Troubleshooting and managing complications. Asian Journal of Urology. 2019;7(2):139-148.
8. Ran R, Zhang R, Xie Y, et al. Decreased hemoglobin as a quantifiable indicator of renal arterial embolization in post-percutaneous nephrolithotomy hemorrhage. Urolithiasis.2020;49(2):137-143.
9. arvind pg, darshan hs, sanika ag, et al. role of multi-detector computed tomography (mdct) in management of post percutaneous nephrolithotomy (pcnl) bleeding. f1000research. 2013;2:253.
10. Choi MJ, Kim PH, Shin JH, et al. Angiographic management of percutaneous renal procedure-related bleeding: a singlecenter experience. Int J Urol. 2019;26:406–12.