MÔ TẢ MỘT SỐ BIẾN CHỨNG TIM MẠCH CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG

Nguyễn Thị Huyền 1,, Nguyễn Thị Giang 1
1 Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số biến chứng tim mạch của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị  tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 69,05±11,41. Tỷ lệ nam: nữ là 3,92:1. Số bệnh nhân THA độ III chiếm tỷ lệ cao nhất (40,62%). Tỷ lệ bệnh nhân THA có biến chứng cơn đau thắt ngực chiếm tỷ lệ nhiều nhất (46,88%), đứng thứ hai là biến chứng dày thất trái (37,5%), bệnh nhân có biến chứng mạch máu ngoại vi chiếm tỷ lệ ít nhất (6,25%). Kết luận: Hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều có biến chứng tim mạch, phân độ tăng huyết áp càng cao thì tỉ lệ mắc biến chứng tim mạch càng lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 – 2025, tr.44 – 67.
2. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh và CS (2012), Bệnh học nội khoa – tập 1, tr.169 – 175.
3. Trương Thị Thùy Dương (2016), Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp tại cộng đồng, Luận án tiến sỹ y học chuyên ngành Dinh dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Phạm Thế Xuyên (2019), Thực trạng tăng huyết áp ở người dân từ 45-64 tuổi tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và chi phí hiệu quả của biện pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ y tế công cộng.
5. Doan Thi Thu Huong (2015), Evaluation of drug use among diabetic hypertension patients at outpatient clinics of Traditional Medicine Hospital, Ministry of Public Security, M. S. Thesis, Ha Noi university of pharmacy, Ha Noi, 2015.
6. Trần Văn Hòa, Nguyễn Văn Dũng và CS (2020), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa nội - Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên, TNU Jounal of Science and Technology, số 225, tr.466-471.
7. Nguyễn Hoài Thanh Tâm, Lê Mỹ Kim và CS (2014), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai trong tháng 3/2014, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, tr.3.
8. Huỳnh Ngọc Diệp, Huỳnh Kim Phượng (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tăng huyết áp nằm viện tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 74 (2016).
9. Xavier Girerd, Philippe Girl (2004). Risk stratification to prevent cardiovascular complications of hypertension. Current medical research and opinion. Volum 20, 2004- Issue 7, p: 1137-1142