ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG CÓ HELICOBACTER PYLORI DƯƠNG TÍNH TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ ĐÔNG

Phạm Mỹ Linh 1, Nguyễn Thị THanh Tú 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh Viêm loét dạ dày - tá tràng có Helicobacter pylori (HP) dương tính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thời gian thực hiện từ 7/2023 đến tháng 10/2023. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau thượng vị (100%), ợ hơi (86,7%), đầy bụng, chậm tiêu (73,3%). Tổn thương thường gặp nhất trên nội soi là viêm dạ dày (100%), viêm tá tràng (20%), loét dạ dày (10%) và loét tá tràng (10%). Mức độ nhiễm HP trên mô bệnh học lần lượt như sau: HP(+) chiếm 33,3%, HP(++) chiếm 33,4%, HP(+++) chiếm 33,3%. Tỉ lệ viêm đang hoạt động chiếm 50%, tỉ lệ viêm mạn nông chiếm 60%, viêm mạn teo chiếm 40%, tỉ lệ dị sản ruột là 26,7% và chỉ có 3,3% có loạn sản ruột. Thể khí trệ chiếm 73,3% và thể tỳ vị hư hàn chiếm 26,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quan điểm của liên quan giữa tỷ lệ nhiễm helicobacter pylori với tổn thương dạ dày tá tràng trên bệnh phẩm sinh thiết qua nội soi tại bệnh viện trường đại học Y dược Thái Nguyên năm 2022. Accessed September 28, 2023. https://vjol.info.vn/index.php/tnu/ article/view/81097/69067
2. Nguyễn Anh Chiến. Đánh giá tác dụng của viên “Dạ dày HĐ” trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2020.
3. Phạm Thị Huệ, Nguyễn Thị Thanh Tú. Đánh giá tác dụng của viên hoàn cứng “Dạ dày HĐ” trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng. Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2022.
4. Nguyễn Ngọc Hằng. Đánh giá hiệu quả phác đồ bộ ba điều trị viêm dạ dày nhiễm HP tại bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang. Published online 2016.
5. Phạm Bá Tuyến. Nghiên cứu tác dụng của HPmax trong điều trị loét hành tá tràng có Helicobacter pylori. , Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2013.
6. Đặc điểm mô bệnh học niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân loét tá tràng có nhiễm helicobacter pylori. Accessed October 18, 2023. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/4225/3873
7. Hooi JKY, Lai WY, Ng WK, et al. Global Prevalence of Helicobacter pylori Infection: Systematic Review and Meta-Analysis. Gastroenterology. 2017;153(2):420-429. doi:10. 1053/j.gastro.2017.04.022
8. Nguyen TL, Uchida T, Tsukamoto Y, et al. Helicobacter pylori infection and gastroduodenal diseases in Vietnam: a cross-sectional, hospital-based study. BMC Gastroenterology. 2010;10(1):114. doi:10.1186/1471-230X-10-114
9. Hanafiah A, Binmaeil H, Raja Ali RA, Mohamed Rose I, Lopes BS. Molecular characterization and prevalence of antibiotic resistance in Helicobacter pylori isolates in Kuala Lumpur, Malaysia. Infect Drug Resist. 2019;12:3051-3061. doi:10.2147/IDR.S219069
10. Tran TT, Nguyen AT, Quach DT, et al. Emergence of amoxicillin resistance and identification of novel mutations of the pbp1A gene in Helicobacter pylori in Vietnam. BMC Microbiol. 2022;22(1):41. doi:10.1186/s12866-022-02463-8