ỨNG DỤNG KĨ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ THẾ HỆ MỚI KHẢO SÁT BIẾN THỂ GEN LIÊN QUAN CHUYỂN HOÁ THUỐC KHÁNG KẾT TẬP TIỂU CẦU Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG MẠCH VÀNH

Trương Đình Cẩm 1, Tạ Anh Hoàng 1, Trần Văn Công Thắng 1, Lương Bắc An 2, Lê Gia Hoàng Linh 2, Lê Gia Hoàng Linh 2, Đỗ Đức Minh 2,
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Bệnh động mạch vành là căn bệnh phổ biến nhất và có tỉ lệ tử vong cao nhất ở các nước phát triển. Điều trị giảm lipid máu, kiểm soát huyết áp và các liệu pháp chống kết tập tiểu cầu là các phương pháp điều trị nội khoa phổ biến nhất với bệnh lí này. Trong đó, đóng vai trò quan trọng là các thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin và clopidogrel. Thuốc clopidogrel và aspirin được chuyển hóa bởi họ enzyme thuộc gia đình cytochrome P450.Vì vậy, các biến thể xuất hiện trên họ gen này sẽ tác động đến chức năng chuyển hoá và hiệu quả điều trị của thuốc trong cơ thể. Mục tiêu: Ứng dụng kĩ thuật giải trình tự thế hệ mới khảo sát nhóm 12 gen gồm CYP2D6, CYP3A5, CYP2C19, CYP2C9, CYP1A2, CYP2B6, PON1, CYP3A4, ABCD1, COX1 và COX2 ở các bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc clopidogrel và/hoặc aspirin. Đối tượng và phương pháp: 63 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lí động mạch vành có chỉ định dùng thuốc clopidogrel và/hoặc aspirin. DNA được tách chiết từ máu ngoại biên của bệnh nhân, thực hiện phản ứng phân mảnh DNA và chuẩn bị thư viện phục vụ giải trình tự. Dữ liệu giải trình tự được phân tích bằng phần mềm BASESPACE nhằm xác định biến thể của 12 gen khảo sát. Kết quả: Trong 63 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 9 biến thể có tần suất xuất hiện cao nhất trên các gen PON1 (rs662, rs854560), CYP2B6 (rs2279343, rs3745274, rs4803419), CYP2C19 (rs4244285, rs4986893), CYP2D6 (rs1135840) và CYP2C9 (rs1057910). Kết luận: Nghiên cứu ứng dụng thành công kỹ thuật NGS phát hiện các biến thể gen có khả năng liên quan đến chuyển hoá thuốc clopidogrel và aspirin ở bệnh nhân bệnh động mạch vành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Campo G, Fileti L, Valgimigli M, Tebaldi M, Cangiano E, Cavazza C, Marchesini J, Ferrari R (2010) Poor response to clopidogrel: current and future options for its management. J Thromb Thrombolysis 30(3):319–331
2. Cassar A, Holmes DR, Rihal CS, Gersh BJ (2009) Chronic Coronary Artery Disease: Diagnosis and Management. Mayo Clin Proc 84(12):1130–1146
3. Deng Z, Xiang H, Gao W (2020) Significant association between paraoxonase 1 rs662 polymorphism and coronary heart disease. Herz 45(4):347–355
4. Gander J, Sui X, Hazlett LJ, Cai B, Hébert JR, Blair SN (2014) Factors related to coronary heart disease risk among men: validation of the Framingham Risk Score. Prev Chronic Dis 11:E140
5. Huỳnh Võ Hoài Thanh, Nguyễn Thị Diễm, Phạm Thị Ngọc Nga. Khảo sát đặc điểm đa hình gen cyp2c19 ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2021-2022. Tạp chí Dược học Cần Thơ – số 482022
6. Lee S-J (2013). Clinical application of CYP2C19 pharmacogenetics toward more personalized medicine. Front Genet 3:318
7. Luo Z, Pu L, Muhammad I, Chen Y, Sun X (2018). Associations of the PON1 rs662 polymorphism with circulating oxidized low-density lipoprotein and lipid levels: a systematic review and meta-analysis. Lipids Health Dis 17:281
8. Lương Bắc An, Vũ Diễm My, Đỗ Thị Thanh Thủy, Bùi Hữu Hoàng. Phát hiện kiểu gen cyp2c19 bằng phương pháp multiplex realtime pcr trên mẫu sinh thiết dạ dày ở bệnh nhân nhiễm helicobacter pylori. Học TP Hồ Chí Minh Phụ Bản Tập 21 Số 1 2017
9. Mega JL, Close SL, Wiviott SD, et al (2016) PON1 Q192R genetic variant and response to clopidogrel and prasugrel: pharmacokinetics, pharmacodynamics, and a meta-analysis of clinical outcomes. J Thromb Thrombolysis 41(3):374–383
10. Nguyễn Hải Hà, Lê Thị Bích Thảo, Nguyễn Thị Thanh Hoa, Lê Thị Thu Hiền. Nghiên cứu đa hình kiểu gen cyp2c19*2, *3 và *17 trên người Việt Nam mắc bệnh động mạch vành. Tạp Chí Công Nghệ Sinh Học 181 41-48 2020