KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÂN BỐ LIỀU LƯỢNG XẠ TRỊ CỦA VIỆC SỬ DỤNG BỘ CỐ ĐỊNH MẶT NẠ NHIỆT

Ngô Tuấn Sơn 1,, Lê Văn TÌnh 1, Nguyễn Thanh Bình 1, Chu Văn Lương 1, Nguyễn Thị Thơm 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu ảnh hưởng của bộ dụng cụ cố định mặt nạ nhiệt đến sai số đặt bệnh nhân trong quá trình xạ trị và ảnh hưởng của nó tới phân bố liều lượng. Từ đó đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bộ dụng cụ cố định mặt nạ nhiệt. Đối tượng nghiên cứu: Tổng số 60 bệnh nhân ung thư được chỉ định xạ trị tại Bệnh viện K từ tháng 10/2022 đến tháng 08/2023 chia đều làm hai nhóm. Nhóm 1 bệnh nhân có sử dụng bộ dụng cụ cố định mặt nạ nhiệt (nhóm TM). Nhóm 2 bệnh nhân không sử dụng cố định (nhóm NF). Phương pháp nghiên cứu: So sánh kết quả chụp kiểm tra trước điều trị bằng hệ thống CBCT giữa 2 nhóm bệnh nhân. Đo lường độ lệch tâm điều trị theo các hướng trái-phải (trục X), trước-sau (trục Y), trên-dưới (Z), từ đó tính toán vector sai số 3D, sai số thiết lập hệ thống (Σ), sai số thiết lập ngẫu nhiên (σ) và độ mở biên CTV-PTV. Tiến hành tính toán lại và so sánh phân bố liều lượng theo độ mở biên CTV-PTV tương ứng của mỗi nhóm bệnh nhân. Kết quả: Trung bình độ di lệch theo các trục X (-0,6mm),Y (-2,11mm),Z (0,62mm), sai số 3D (2,27±0,86mm) của nhóm TM  thấp hơn đáng kể (p<0,001) nhóm NF (lần lượt là 1,47mm;-3,52mm; 2,51mm; 4,57±1,79mm). Tương tự, sai số hệ thống lớn nhất Σ (4,01mm) và sai số ngẫu nhiên lớn nhất σ (3,15mm) của nhóm TM cũng thấp hơn đáng kể (p<0,001) nhóm NF (6,01mm và 6,09mm). Cuối cùng, độ mở biên CTV-PTV của nhóm TM thấp hơn NF theo mọi công thức dẫn đến liều cơ quan nguy cấp OAR nhóm TM nhỏ hơn đáng kể nhóm NF. Kết luận: Sử dụng bộ dụng cụ cố định bằng mặt nạ nhiệt là một phương pháp đơn giản, có chi phí thấp nhưng vẫn giúp giảm thiểu đáng kể sai số đặt bệnh nhân cũng như liều lượng không cần thiết tới các cơ quan nguy cấp. Từ đó, tăng tính chính xác trong quá trình phân phối liều lượng xạ trị, nâng cao hiệu quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. F. Yoram, N. Dharsee, D. A. Mkoka, K. Maunda, and J. D. Kisukari, “Radiation therapists’ perceptions of thermoplastic mask use for head and neck cancer patients undergoing radiotherapy at Ocean Road Cancer Institute in Tanzania: A qualitative study,” PLoS One, vol. 18, no. 2 February, 2023, doi: 10.1371/journal.pone.0282160.
2. The Royal College of Radiologists, On target: ensuring geometric accuracy in radiotherapy.
3. L. Gilbeau, M. Octave-Prignot, T. Loncol, L. Renard, P. Scalliet, and V. G. Âgoire, “Comparison of setup accuracy of three different thermoplastic masks for the treatment of brain and head and neck tumors.” [Online]. Available: www.elsevier.com/locate/radonline.
4. M. Virkar, N. A. Kumar, P. Chadha, R. J. Rodrigues, and A. Kharde, “Vacuum and thermoplastic mould-based immobilization systems used in patient undergoing pelvic radiation therapy: a comparative study” International Journal of Clinical and Biomedical Research, pp. 8–10, Feb. 2020, doi: 10.31878/ijcbr.2019.61.03.
5. Y. Song, J. Peng, Q. Chen, and H. Luo, “Compare of interfractional setup reproducibility between vacuum-lock bag and thermoplastic mask in radiotherapy for breast cancer” Technol Cancer Res Treat, vol. 20, 2021, doi: 10.1177/ 15330338211043037.
6. E. M. Ambroa Rey, R. Gómez Pardos, D. Navarro Giménez, A. Ramirez Muñoz, and M. Colomer Truyols, “EP-1648: Thermoplastic mask dependency with interfractional uncertainties for head and neck VMAT treatments” Radiotherapy and Oncology, vol. 123, 2017, doi: 10.1016/s0167-8140(17)32083-2.
7. N. Massager, C. Renier, and D. Devriendt, “Acute skin allergy to thermoplastic mask used for patient immobilization during radiation therapy: A case report” J Med Case Rep, vol. 12, no. 1, 2018, doi: 10.1186/s13256-018-1715-y.