TÁC DỤNG CỦA PHÚC CHÂM KẾT HỢP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU TRONG ĐIỀU TRỊ LIỆT NỬA NGƯỜI DO NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP

Vũ Viết Dương 1, Trần Phương Đông 2, Nguyễn Thị Thu Hà 3,
1 Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội
2 Bệnh viện châm cứu Trung Ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của phúc châm kết hợp vận động trị liệu trong điều trị liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm chứng, so sánh trước - sau điều trị trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định Nhồi máu não, chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu điều trị bằng phúc châm kết hợp vận động trị liệu, nhóm chứng điều trị bằng vận động trị liệu. Kết quả: Sau 21 ngày điều trị, cải thiện tiến triển độ liệt theo các thang điểm Rankin, Barthel trước – sau điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và có sự khác biệt với nhóm chứng (p < 0,05); kết quả điều trị chung ở nhóm nghiên cứu: 60,0% bệnh nhân đạt loại tốt, 26,7% bệnh nhân đạt loại khá và có sự khác biệt với nhóm chứng (p < 0,05). Kết luận: Phúc châm kết hợp vận động trị liệu có tác dụng tốt trong điều trị liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đăng. Tai Biến Mạch Máu Não. Thực hành thần kinh các bệnh và hội chứng thường gặp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2007:569-573.
2. Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu, Trần, Văn Chương. Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Nhà xuất bản Y học; 2010:550-604.
3. Nguyễn Thị Hồng Liên. Đánh giá tác dụng của phúc châm trong phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II. Trường Đại học Y Hà Nội; 2019.
4. Cao Phàm. Nghiên cứu lâm sàng về phúc châm điều trị tình trạng liệt nửa người sau tai biến mạch máu não. Luận án Tiến sĩ y học. Trường Đại học Trung Y Dược Quảng Châu, Trung Quốc; 2013.
5. Bạc Trí Vân. Phúc châm trị liệu. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Trung Quốc; 1999:74 - 94.
6. GBD 2019. Diseases and Injuries Collaborators. Global burden of 369 diseases and injuries in 204 countries and territories, 1990-2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. Lancet. 2020;396(10258):1204-1222. doi:10.1016/S0140-6736(20)30925-9
7. Virani SS, Alonso A, Benjamin EJ, et al. Heart Disease and Stroke Statistics-2020 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation. 2020;141(9): e139-e596. doi:10. 1161/CIR. 0000000000000757