KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ BỆNH VIÊM SINH DỤC Ở NỮ SINH VIÊN NĂM THỨ 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Đỗ Tuấn Đạt 1,2,, Nguyễn Thị Thu Hà 2,3, Phan Thị Huyền Thương 1,3
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát kiến thức về bệnh viêm sinh dục của nữ sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Y Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 200 sinh  viên nữ thuộc hệ Bác sĩ và Cử nhân chính quy năm thứ 4 Trường Đại học Y Hà Nội đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: 100% đối tượng biết đến bệnh viêm sinh dục: Tỷ lệ đối tượng nhận biết các triêu chứng của bệnh viêm sinh dục đạt từ 65-97%. Kiến thức về hậu quả của viêm sinh dục đạt từ 63,0-92,5%. Kiến thức về phòng tránh viêm sinh dục đạt từ 84,0-98%. Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục: các nguyên nhân gây bệnh từ 4,0-94,5%; các dấu hiệu mắc bệnh từ 93,5-96%; các cách phòng tránh bệnh từ 93-96%. Nguồn thông tin tiếp cận kiến thức về bệnh viêm sinh dục chiếm từ 3%- 31%. Phần lớn đối tượng có kiến thức chung về bệnh viêm sinh dục tốt chiếm 78%. Kết luận: Phần lớn đối tượng nghiên cứu có kiến thức tốt về bệnh viêm sinh dục.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Vy, Dương Lan Dung, Phan Thị Hạnh. Thực trạng viêm sinh dục và tìm hiểu yếu tố liên quan đến thói quen vệ sinh của phụ nữ tại 13 xã – Huế và Quảng Trị năm 2013. Tạp chí Phụ sản. 07/01 2014;12(3): 28-31. DOI: 10.46755/ vjog.2014.3.969
2. Dương Thị Cương, Trần Phương Mai. Tần suất các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám tại một số phòng khám Bệnh viện BMTE/KHHGĐ ở Hà Nội.Hội thảo các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục HIV/AIDS. 1999:3-11.
3. Trần Xuân Lương. Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Tạp chí chính sách y tế. 2012;(9): 59-61. http://www.hspi.org.vn/vcl/Tap-chi-Chinh-sach-y-te-so-09-2012-t15993-8161.html
4. Vũ Thị Thúy Mai, Đoàn Thị Kiều Dung, Đỗ Minh Sinh. Thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 18-49 tuổi tại thành phố Nam Định. Tạp chí khoa học điều dưỡng. 2019; 2(2): 53-60
5. Lưu Thị Hồng. Đánh giá kiến thức về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từu 18-49 tuổi đến khám tại khoa phụ- sản, bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí phụ sản. 2017; 15(3): 126-130. DOI: 10.54436/jns.2019.02.06
6. Nông Thị Thu Trang. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm sinh dục ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hậu quả can thiệp. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Thái Nguyên. 2015
7. Dương Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Quyên. Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe của sinh viên trường cao đẳng ASEAN, tỉnh Hưng Yên. Tạp chí khoa học HNEU. 2017; 62(3): 127-134
8. Võ Thị Kiều Mi, Đậu Thị Thanh Hằng, Trần Thanh Ngân, Nguyễn Bích Hạnh, Nguyễn Đình Tùng. Kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên nữ khối Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Duy Tân. Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Duy Tân. 2020; 3(40): 121-136.
9. David S. Chung, Min Jung Koh et al. Sexually transmitted diseases at Monkey Bay community Hospital in Mangochi, Makawi; an analysis of characteristics of common sexually transmitted disease. Advances in Infectious Diseases, 2020;10, 243-252.