KHẢO SÁT THỰC VẬT HỌC VÀ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM CỦA TINH DẦU TRONG SẢ HOA HỒNG [CYMBOPOGON MARTINI (ROXB.) WILL. WATSON, POACEAE]
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Palmarosa-sả hoa hồng [Cymbopogon martini (Roxb.) Will. Watson] thuộc họ Poaceae có hương thơm hoa hồng được sử dụng rất lâu ở Ấn Độ. Tinh dầu sả hoa hồng có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm trên da và chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Thành phần hóa học tinh dầu là geraniol, geranyl acetat và linalool. Tại Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải phẫu của loài này cũng như hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm. Do đó, nghiên cứu này nhằm mô tả, xác định các đặc điểm về vi học và bột dược liệu là cơ sở để nhận diện, kiểm nghiệm loài sả hoa hồng và thể hiện hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của tinh dầu. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột dược liệu của sả hoa hồng [C. martini (Roxb.) Will. Watson] để góp phần nhận dạng đúng loài này. Thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của tinh dầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thu thập mẫu cây tươi của sả hoa hồng [C. martini (Roxb.) Will. Watson]. Phân tích, mô tả, chụp hình các đặc điểm hình thái và giải phẫu. Thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của tinh dầu trong lá sả hoa hồng (xác định MIC bằng phương pháp pha loãng trong thạch). Kết quả: Đặc điểm hình thái của sả hoa hồng [C. martini (Roxb.) Will. Watson]: Thân thảo sống nhiều năm. Lá mọc cách, xếp thành 2 dãy không cuống. Cụm hoa là gié hoa, gié hoa mọc từng đôi một. Hoa trần, lưỡng tính, mọc ở nách trấu dưới. Giải phẫu: Rễ có nội bì hình chữ U gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, 50 bó libe-gỗ xếp xen kẽ nhau. Thân có lớp cutin dày ở biểu bì, nhiều bó libe gỗ theo kiểu bó mạch kín xếp lộn xộn và trong mô mềm vỏ có tế bào chứa tinh dầu. Lá có vùng gân giữa dày gấp 1,5 lần vùng phiến lá. Đặc điểm bột dược liệu: Lông nhọn ở đài hoa, hạt phấn hoa, mảnh mô mềm, mảnh biểu bì, sợi, mạch vạch và mạch xoắn. Hoạt tính của tinh dầu trên Propionibacterium acnes, Aspergillus niger có giá trị MIC lần lượt là 0,016% và 0,004%. Kết luận: Các đặc điểm hình thái và giải phẫu cây sả hoa hồng [C. martini (Roxb.) Will. Watson] giúp nhận diện loài chính xác. Hoạt tính của tinh dầu trên Propionibacterium acnes, Aspergillus niger có giá trị MIC lần lượt là 0,016% và 0,004% giúp định hướng nghiên cứu về sả hoa hồng.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Thanh Kỳ (2011), Dược liệu học tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 212–213.
3. Trương Thị Đẹp (2007), Thực vật Dược, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 300–303.
4. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, NXB Khoa học–Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 850–855.
5. “Cymbopogon martini (Roxb.) Will. Watson”, The plant list, March. 23, 2012. [Online], Available: http://www.theplantlist.org/ tpl1.1/record/kew-406214. [Accessed: July. 02, 2022].
6. Mei-Lin T., Chih-Chien L., Wei-Chao L., et al. (2011), "Antimicrobial, antioxidant, and anti-inflammatory activities of essential oils from five selected herbs", Biosci. Biotechnol. Biochem., 75(10), 1977–1983.
7. Shou-liang Chen and Sylvia M. Phillips, “Cymbopogon Sprengel”, Flora of China, 22, 624.
8. Suman P. S. K., Ajit K. S., Anubha P., et al. (2005), “Essential oil constituents and RAPD markers to establish species relationship in Cymbopogon Spreng. (Poaceae)”, Biochemical Systematics and Ecology, 33, 171–186.