ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU PHỐI HỢP LIDOCAIN, KETAMIN VÀ MAGIE SULFATE TĨNH MẠCH THAY THẾ OPIOID TRONG GÂY MÊ TOÀN THÂN PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN GIÁP

Nguyễn Văn Sự 1,, Nguyễn Hữu Tú 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và tác dụng không mong muốn của phối hợp lidocain, ketamine và magie sulfate tĩnh mạch trong và sau phẫu thuật cắt tuyết giáp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh 64 bệnh nhân cắt tuyến giáp chia làm hai nhóm: Nhóm 1 (nhóm OA - Opioid Anesthesia): gây mê sử dụng fentanyl tĩnh mạch, Nhóm 2 (nhóm OFA - Opioid-Free Anesthesia): gây mê sử dụng lidocain, magie sulfate và ketamine tĩnh mạch. Trong mổ, bệnh nhân được theo dõi bằng máy đo độ đau ANI (Analgesia Nociception Index). Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi trong vòng 24 giờ, tính từ thời điểm sau rút ống nội khí quản. Kết quả: Tổng thời gian ANI < 50 trong mổ của nhóm 1 cao hơn nhóm 2 (15,63 ± 4,86 phút so với 11,47 ± 5,68 phút; p < 0,05).  Điểm VAS trung bình trong giờ đầu sau mổ khi nghỉ, khi vận động cổ và khi ho của nhóm 1 cao hơn có ý nghĩa so với nhóm 2 (3,09 ± 0,8; 3,35 ± 0,89; 3,51 ± 1,02 so với 1,85 ± 0,53, 2,79 ± 1,13; 2,19 ± 1,08; p < 0,05), lượng ketorolac dùng để giải cứu trong 24 giờ sau mổ ở nhóm 1 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 2 (420mg với 210mg). Tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ của nhóm 1 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 2 (34,47% so với 9,37%; p < 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng kích thích sau mổ của nhóm 1 và nhóm 2 lần lượt là 31,25% và 12,5% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Kết luận: Phối hợp lidocain, ketamine và magie sulfate cho hiệu quả giảm đau tốt cả trong và sau mổ, đồng thời các tác dụng phụ không mong muốn cũng thấp hơn so với gây mê sử dụng opioid giảm đau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Tú. Mong ước và sự thật, Sức khỏe và đời sống. 2009.
2. Ledowski T., Averhoff L., Tiong W.S., et al. (2014). Analgesia Nociception Index (ANI) to predict intraoperative haemodynamic changes: results of a pilot investigation. Acta Anaesthesiol Scand, 58(1), 74–79.
3. Khaled D., Mohamed O., Alaa I., et al. (2023). Opioid Free Anesthesia versus Opioid Based Anesthesia for Hemodynamic Stability in Geriatric Patients Undergoing Arthroscopic Shoulder Surgery, A Randomized Comparative Study. Egypt J Anaesth, 39(1), 626–634.
4. Paul Mulier J. (2016), Opioid free (OFA) versus opioid (OA) and low opioid anesthesia (LOA) for the laparoscopic gastric bypass surgery. Immediate post operative morbidity and mortality in a single center study on 5061 consecutive patients from March 2011 till June 2015, other.
5. Javier M.-E.K. Opioid-Free Anesthesia.
6. Mansour M.A., Mahmoud A.A.A., and Geddawy M. (2013). Nonopioid versus opioid based general anesthesia technique for bariatric surgery: A randomized double-blind study. Saudi J Anaesth, 7(4), 387–391.