MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN THOÁI HOÁ KHỚP GỐI ĐẾN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH VIỆN E NĂM 2022- 2023

Đỗ Chí Hùng 1,, Ngô Thị Hồng Vân 2
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và thực trạng của các bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 110 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp gối điều trị nội trú tại khoa Phục hồi chức năng- Bệnh viên E từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023. Các bệnh nhân được điều trị theo phác đồ chung của bộ y tế cho bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm: thuốc, vật lí trị liệu, tập luyện trong vòng 1 tháng. Tiến hành đánh giá bệnh nhân theo thang điểm Womac tại các thời điểm vào viện, sau điều trị 15 và khi ra viện. Kết quả: Thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi, nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn nam, theo tỉ lệ nam/ nữ là 1:6. Chỉ số khối cơ thể, nghề nghiệp liên quan đến lao động chân tay là một trong các yếu tố thúc đẩy thoái hóa khớp gối. Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất bao gồm: đau khi đi bộ, đau khi leo cầu thang 100%, đau kiểu cơ học 97,5%, đau khi đứng 89,3%, dấu hiệu phá rỉ khớp 75,6%. Đa số bệnh nhân có hạn chế tầm vận động vừa đến nặng chiếm 70,6% do đó ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh hoạt hàng ngày. Kết luận: Đau khớp gối mạn tính là triệu chứng thường gặp ở người bệnh thoái hoá khớp gối, trong đó nữ nhiều hơn nam, tỉ lệ bệnh nhân lao động chân tay bị nhiều hơn so với bệnh nhân lao động trí óc.  Đau mạn tính làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, chưa có mối liên quan với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. Cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về tình trạng đau mạn tính ở người cao tuổi có thoái hoá khớp gối nói riêng và trên người cao tuổi nói chung để có các biện pháp dự phòng và điều trị phù hợp nhằm cải thiện triệu chứng, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Altman R.D (1991). Criteria for classification of clinical osteoarthritis. J Rheumatol Suppl, 27, 10-12.
2. Manal Hasan R.S (2010). Clinical features and pathogenetic mechanisms of osteoarthritis of the hip and knee. BC MEDICAL JOURNAL, 52 (NO. 8), 393-398.
3. Nguyễn Thị Thanh Phượng và Nguyễn Vĩnh Ngọc (2013). Nghiên cứu hình ảnh siêu âm sụn khớp ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Tạp chí Nội khoa Việt nam, 10/2013, 206-213.
4. Nguyễn Văn Pho (2007). Đánh giá hiệu quả của tiêm chất nhầy sodiumHyaluronat (GO-ON) vào ổ khớp trong điều trị thoái hóa khớp gối. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II- Đại học Y Hà Nội,
5. Nguyễn Thị Ái (2006). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
6. Manal Hasan R.S (2010 ). Clinical features and pathogenetic mechanisms of osteoarthritis of the hip and knee. BC MEDICAL JOURNAL, 52 (NO. 8), 393-398.
7. Adams J.G, T. McAlindon, M. Dimasi et al (1999). Contribution of meniscal extrusion and cartilage loss to joint space narrowing in osteoarthritis. Clin Radiol, 54 (8), 502-506.
8. Bollet A.J (2001). Edema of the bone marrow can cause pain in osteoarthritis and other diseases of bone and joints. Ann Intern Med, 134 (7), 591-593.