TỔNG QUAN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA VIÊM TAI GIỮA Ứ DỊCH CÓ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở TRẺ EM

NguyenTung Thongnang1,, Nguyễn Thị Tố Uyên 2
1 Bệnh viện Khongsedone, tỉnh Salavan, Lào
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tổng quan về kết quả điều trị nội khoa viêm tai giữa (VTG) ứ dịch ở trẻ em có trào ngược dạ dày-thực quản (DD-TQ). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Toàn bộ những bài báo nghiên cứu gồm cả hồi cứu và tiến cứu phân tích kết quả điều trị VTG ứ dịch ở trẻ em có trào ngược DD-TQ. Phương pháp nghiên cứu tổng quan hệ thống. Kết quả nghiên cứu: Có 5 nghiên cứu với 272 bệnh nhân có toàn văn đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn từ năm 2007 đến năm 2022. Tuổi trung bình nhỏ nhất là 1,1 tuổi và lớn nhất là 5,3 tuổi. Trong đó các triệu chứng hay gặp nhất là: ho mạn tính (38%-40,4%), nghe kém (50%), ngứa tai (38%), chảy dịch từ tai (13%), nôn (24%-27,7%), trào ngược (28%), đầy hơi (19%). Phần lớn các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cải thiện triệu chứng cao với phác đồ chống trào ngược (32%-76%). Kết luận: Liệu pháp chống trào ngược với thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả trong thuyên giảm các triệu chứng lâm sàng và cải thiệu ngưỡng nghe ở trẻ VTG ứ dịch có trào ngược DD-TQ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Miura MS, Mascaro M, Rosenfeld RM. Association between otitis media and gastroesophageal reflux: a systematic review. Otolaryngology--head and neck surgery: official journal of American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery. Mar 2012;146(3):345-52. doi:10.1177/0194599811430809
2. Yazdi AK, Tajdini A, Malekzadeh R, et al. Treatment of gastro-esophageal reflux disease may improve surgical outcomes for chronic otitis media. Middle East Journal of Digestive Diseases. 2012;4(4):224.
3. Wu Z-H, Tang Y, Niu X, Sun H-Y, Chen X. The Relationship Between Otitis Media With Effusion and Gastroesophageal Reflux Disease: A Meta-analysis. Otology & Neurotology. 2021;42(3): e245-e253. doi:10.1097/mao.0000000000002945
4. Phan Văn Dưng NTT, "Viêm tai giữa mạn tính", Giáo trình tai mũi họng, Nhà xuất bản Đại học Huế, Huế, tr. 83-89.
5. Serra A, Cocuzza S, Poli G, La Mantia I, Messina A, Pavone P. Otologic findings in children with gastroesophageal reflux. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. Nov 2007;71(11):1693-7. doi:10.1016/j.ijporl.2007.07.004
6. MOHAMMADI AM, MAHDIZADEH SJ, KIANI AM, Adibi H. The possible role of gastroesophageal reflux disease in children suffering from chronic otitis media with effusion. 2008;
7. McCoul ED, Goldstein NA, Koliskor B, Weedon J, Jackson A, Goldsmith AJ. A Prospective Study of the Effect of Gastroesophageal Reflux Disease Treatment on Children With Otitis Media. Archives of Otolaryngology–Head & Neck Surgery. 2011; 137(1): 35-41. doi: 10.1001/archoto. 2010.222
8. Dewan K, Lieu J. A clinical trial of proton pump inhibitors to treat children with chronic otitis media with effusion. The journal of international advanced otology. 2018;14(2):245.
9. Elbeltagy R, Abdelhafeez M. Outcome of Gastroesophageal Reflux Therapy in Children with Persistent Otitis Media with Effusion. International archives of otorhinolaryngology. 2022;26:58-62.
10. Abtahi SH, Kazerooni A, Brejis N, Abdeyazdan Z, Saneian H. Prevalence and characteristics of gastroesophageal reflux in children with otitis media in Isfahan, Iran. Advanced biomedical research. 2016;5:81. doi:10. 4103/2277-9175.182212