ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, KÍCH THƯỚC VÀ PHÂN NHÁNH CỦA ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Nguyễn Minh Trung 1,, Hồ Khánh Đức 1, Lý Minh Tùng 1, Đàm Chí Cường 1
1 Bệnh viện Bình Dân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chúng tôi mong muốn khảo sát hình thái, kích thước ĐMC bụng nhằm cung cấp số liệu trung bình chính xác nhất của người Việt Nam; từ đó có cơ sở xác định chẩn đoán và chỉ định điều trị bệnh phình ĐMC bụng ở nước ta. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang, từ tháng 11/2021 đến tháng 05/2022. Tất cả bệnh nhân (BN) được chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ổ bụng có tiêm thuốc cản quang tại bệnh viện Bình Dân TP.HCM thoả tiêu chuẩn chọn mẫu. Kết quả: 579 BN, độ tuổi trung bình là 54.7 ± 14.8. Tỷ lệ nam:nữ là 1.27 : 1. Chiều dài trung bình ĐMC bụng người Việt Nam là 103.9 ± 17.6 mm. Đường kính ĐMC bụng trung bình là 17.5 ± 3.1 mm. Đường kính ĐMC bụng nhỏ dần (hình côn xuôi chiều) với: - Đường kính ngang mức động mạch thân tạng là 19.7 ± 2.9 mm. - Đường kính ngang mức động mạch thận là 18.7 ± 3.0 mm. - Đường kính ĐMC bụng dưới thận là 16.7 ± 3.4 mm. Đường kính trung bình ĐMC bụng nam giới là 18 ± 3.4 mm, và lớn hơn nữ giới là 16.8 ± 2.6 mm. Đường kính ĐMC bụng tăng dần từ nhóm 18 – 30 tuổi (15.1 mm) đến > 90 tuổi (21.3 mm). Kết luận: Dựa vào kết quả nghiên cứu, có thể đề xuất một số định nghĩa phình ĐMC bụng ở người Việt Nam. Đồng thời, hiểu biết về số đo đường kính của các nhánh ĐM tạng có thể lựa chọn ống ghép phù hợp với từng nhóm BN. Ngoài ra, nghiên cứu cũng ghi nhận một số trường hợp có biến thể vị trí xuất phát của các nhánh chính ĐMC bụng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dabria N, Galhotra A, Galhotra R, Galhotra A, et al, (2022), "Analysis of Anatomical Variations of the Main Arteries Branching from the Abdominal Aorta by Multidetector Computed Tomography: A Prospective Study of 500 Patients in a Tertiary Center", 71 (2), pp. 128-134.
2. Iezzi R, Cotroneo A R, Giancristofaro D, Santoro M, et al, (2008), "Multidetector-row CT angiographic imaging of the celiac trunk: anatomy and normal variants", Surgical and Radiologic Anatomy, 30 (4), pp. 303-310.
3. Joh J H, Ahn H-J, Park H-C J Y m j, (2013), "Reference diameters of the abdominal aorta and iliac arteries in the Korean population", 54 (1), pp. 48-54.
4. Kim T H, Jang H J, Choi Y J, Lee C K, et al, (2017), "Kilt Technique as an Angle Modification Method for Endovascular Repair of Abdominal Aortic Aneurysm with Severe Neck Angle", Ann Thorac Cardiovasc Surg, 23 (2), pp. 96-103.
5. Kornafel O, Baran B, Pawlikowska I, Laszczyński P, et al, (2010), "Analysis of anatomical variations of the main arteries branching from the abdominal aorta, with 64-detector computed tomography", 75 (2), pp.
6. Sakalihasan N, Limet R, Defawe O D, (2005), "Abdominal aortic aneurysm", The Lancet, 365 (9470), pp. 1577-1589.
7. Sidawy A P, Perler B A, (2022), Rutherford's Vascular Surgery and Endovascular Therapy, 2-Volume Set, E-Book, Elsevier Health Sciences, pp.
8. Wang X, Zhao W-j, Shen Y, Zhang R-l, (2020), "Normal Diameter and Growth Rate of Infrarenal Aorta and Common Iliac Artery in Chinese Population Measured by Contrast-Enhanced Computed Tomography", Annals of Vascular Surgery, 62 pp. 238-247.