HIỆU QUẢ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM LỢI CỦA DUNG DỊCH SÚC MIỆNG HMU CHLORHEXIDINE 0,12%

Thị Thu Trang Nguyễn 1,, Viết Đa Đô Nguyễn 1, Mạnh Tuấn Vũ 1, Văn Nam Lê 2
1 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm lợi có sử dụng dung dịch súc miệng HMU Chlorhexidine 0,12%. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 178 sinh viên Đại học Y Hà Nội, chia thành 2 nhóm theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, mù đơn, so sánh nhóm can thiệp dùng nước súc miệng HMU Chlorhexidine 0,12% với nhóm chứng là dung dịch nước muối sinh lý. Kết quả: Ở nhóm can thiệp, giá trị GI trung bình giảm từ 0,85 xuống còn 0,59 sau 2 tuần và chỉ còn 0,37 sau 4 tuần. Tỉ lệ chảy máu lợi ở nhóm can thiệp cũng giảm sau điều trị. Có sự khác biệt rõ rệt về mức giảm GI và OHI-S giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Kết luận: Nước súc miệng HMU Chlorhexidine 0,12% có tác dụng cải thiện các chỉ số quanh răng, hỗ trợ điều trị viêm lợi với hiệu quả tốt hơn so với nước muối sinh lý đơn thuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải, A John Spencer và cs (2001). Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc. Nhà xuất bản Y học,: p. 69-75.
2. Nguyễn Bích Vân (2017). So sánh hiệu quả của thuốc súc miệng GIVALEX(r) và ELUDRIL(r) đối với mảng bám, viêm nướu và vết dính trên răng. Y Học TP. Hồ Chí Minh.11, số 2
3. Mariotti A (1999). Dental plaque-induced gingival diseases. Annals of Periodontology 4, p. 7-19.
4. James P, Worthington HV, Parnell C và cs (2017). Chlorhexidine mouthrinse as an adjunctive treatment for gingival health. Cochrane Database Syst Rev, p: 3-6.
5. Armitage, G.C (1999). Development of a classification system for periodontal diseases and conditions. Ann Periodontol, 1999. 4(1): p. 1-6.
6. No authors (2015) American Academy of Periodontology Task Force Report on the Update to the 1999 Classification of Periodontal Diseases and Conditions. J Periodontol. 86(7): p. 835-8.
7. David Herrera (2013). Chlorhexidine mouthwash reduces plaque and gingivitis. Evid Based Dent.14(1):17-8.
8. Richards D (2017). Chlorhexidine mouthwash plaque levels and gingival health. Evid Based Dent. 18, 37–38.