HIỆU QUẢ TRÊN NHẬN THỨC CỦA CAN THIỆP ĐA YẾU TỐ KHÔNG DÙNG THUỐC Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC SA SÚT TRÍ TUỆ

Vũ Thu Hương 1,2,, Nguyễn Trọng Hưng 1,2, Nguyễn Trung Anh 1,2
1 Đại học Y Hà Nôị
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ (SSTT) là một hội chứng tiến triển mạn tính, suy giảm các lĩnh vực nhận thức và ảnh hưởng đến khả năng tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày. Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi SSTT mà chỉ có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh và giảm một số triệu chứng. Bên cạnh đó, can thiệp bằng thuốc lại có nhiều tác dụng phụ và chi phí tốn kém, vì vậy, các biện pháp điều trị không dùng thuốc đối với SSTT trở nên cấp thiết hơn. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp đa yếu tố không dùng thuốc trên bệnh nhân sa sút trí tuệ. Đối tượng và phương pháp: Can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Đối tượng gồm 88 bệnh nhân được chẩn đoán sa sút trí tuệ mức độ rất nhẹ, nhẹ và vừa tại Hải Dương từ tháng 07/2021 đến tháng 12/2022. Kết quả: Tỉ lệ cao trong tuyển dụng (97,8%), duy trì (100%), và hoàn thành (100%). Can thiệp giúp cải thiện chức năng thần kinh nhận thức 0,43 ± 0,32 điểm, trong khi tăng nặng 0,32 ± 0,58 điểm ở nhóm chứng. Nhóm can thiệp có cải thiện nhận thức lĩnh vực trí nhớ 0,52 ± 0.53 điểm, trong khi suy giảm 0.28 ± 0.63 điểm ở nhóm chứng. Kết luận: Can thiệp đa yếu tố không dùng thuốc, bao gồm hoạt động thể lực, rèn luyện nhận thức và nghe bài giảng giáo duc cho thấy hiệu quả cải thiện chức năng thần kinh nhận thức, trong đó, có lĩnh vực trí nhớ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization, W.H., Risk reduction of cognitive decline and dementia: WHO guidelines. 2019.
2. Grandmaison, E. and M. Simard, A critical review of memory stimulation programs in Alzheimer's disease. The Journal of neuropsychiatry and clinical neurosciences, 2003. 15(2): p. 130-144.
3. Ngandu, T., et al., A 2 year multidomain intervention of diet, exercise, cognitive training, and vascular risk monitoring versus control to prevent cognitive decline in at-risk elderly people (FINGER): a randomised controlled trial. The Lancet, 2015. 385(9984): p. 2255-2263.
4. Kouzuki, M., et al., A program of exercise, brain training, and lecture to prevent cognitive decline. Annals of clinical and translational neurology, 2020. 7(3): p. 318-328.
5. Nguyen, V.T., et al., Feasibility, reliability, and validity of the Vietnamese version of the Clinical Dementia Rating. Dementia and Geriatric Cognitive Disorders, 2019. 48(5-6): p. 308-316.
6. ClinicalTrials.gov. Effectiveness of Non-pharmacological Interventions for Dementia Among Elderly in Hai Duong Province, Vietnam. 2022; Available from: https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT05351723.
7. Vancampfort, D., et al., Prevalence and predictors of treatment dropout from physical activity interventions in schizophrenia: a meta-analysis. General hospital psychiatry, 2016. 39: p. 15-23.
8. Castagna, A., et al., The CITIRIVAD study: CITIcoline plus RIVAstigmine in elderly patients affected with dementia study. Clinical drug investigation, 2016. 36: p. 1059-1065.
9. Juniarti, N., et al., The Effect of Exercise and Learning Therapy on Cognitive Functions and Physical Activity of Older People with Dementia in Indonesia. J Aging Res, 2021. 2021: p. 6647029.
10. Cheng, A., et al., Mitochondrial SIRT3 mediates adaptive responses of neurons to exercise and metabolic and excitatory challenges. Cell metabolism, 2016. 23(1): p. 128-142.