KIỂM CHUẨN THỦ THUẬT ĐO ÁP LỰC THỰC QUẢN Ở NGƯỜI BỆNH SUY HÔ HẤP CẤP TIẾN TRIỂN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đo áp lực thực quản (Pes) ở người bệnh suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) hiện nay có nhiều ứng dụng trên lâm sàng. Để đảm bảo chính xác, cần có quy trình và kiểm chuẩn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm phương pháp kiểm tra tắc nghẽn trong kiểm chuẩn vị trí, thể tích bóng. Từ đó góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật đo áp lực thực quản ở bệnh nhân thông khí nhân tạo xâm nhập. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát tiến cứu. Tiêu chuẩn chọn là bệnh nhân được chẩn đoán ARDS mức độ trung bình, nặng theo tiêu chuẩn Berlin 2012 có thông khí nhân tạo xâm nhập, nhập khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 12 năm 2023. Kết quả: Có 46 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Ống thông đo áp lực thực quản được đặt có trung vị là 1 (1 – 1,5) lần, số lần đặt ống thông đo áp lực thực quản lại nhiều nhất là 4 lần. Thời gian đặt có trung vị 5 (3 – 6) phút. ∆Paw/∆Pes trong kiểm tra tắc nghẽn áp lực dương có giá trị trung vị là 0,93 (0,89 – 0,95). Kết luận: Đo áp lực thực quản trong thông khí nhân tạo là một thủ thuật có thể thực hiện ngay tại giường bệnh. Tuy nhiên, để tránh sai số kết quả cần đặt bóng đúng vị trí, hiệu chuẩn và các bước đo đạc phải được thực hiện theo một quy trình kỹ thuật.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Sedhai YR, Yuan M, Ketcham SW, et al. Validating Measures of Disease Severity in Acute Respiratory Distress Syndrome. Ann Am Thorac Soc. 2021; 18(7): 1211-1218.
3. Ranieri VM, Rubenfeld GD, Thompson BT, et al. Acute respiratory distress syndrome: the Berlin Definition. Jama. 2012; 307(23): 2526-2533.
4. McNicholas BA, Madotto F, Pham T, et al. Demographics, management and outcome of women and men with Acute Respiratory Distress Syndrome in the LUNG SAFE prospective cohort study. European Respiratory Journal. 2019: 1900609.
5. Chinh LQ, Manabe T, Son DN, et al. Clinical epidemiology and mortality on patients with acute respiratory distress syndrome (ARDS) in Vietnam. PLoS One. 2019; 14(8): e0221114.
6. Beitler JR, Sarge T, Banner-Goodspeed VM, et al. Effect of Titrating Positive End-Expiratory Pressure (PEEP) With an Esophageal Pressure–Guided Strategy vs an Empirical High PEEP-Fio2 Strategy on Death and Days Free From Mechanical Ventilation Among Patients With Acute Respiratory Distress Syndrome: A Randomized Clinical Trial. JAMA. 2019; 321(9): 846-857.
7. Talmor D, Sarge T, Malhotra A, et al. Mechanical ventilation guided by esophageal pressure in acute lung injury. N Engl J Med. 2008; 359(20): 2095-2104.
8. Chen L, Grieco DL, Beloncle F, et al. Partition of respiratory mechanics in patients with acute respiratory distress syndrome and association with outcome: a multicentre clinical study. Intensive Care Medicine. 2022; 48(7): 888-898.
9. Baedorf Kassis E and Talmor D. Clinical application of esophageal manometry: how I do it. Critical Care. 2021; 25(1): 6.
10. Mezidi M, Daviet F, Chabert P, et al. Transpulmonary pressures in obese and non-obese COVID-19 ARDS. Ann Intensive Care. 2020; 10(1): 129.