PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ CỦA EDOXABAN SO VỚI CÁC PHÁC ĐỒ CHUẨN TRONG ĐIỀU TRỊ THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH THEO QUAN ĐIỂM CƠ QUAN CHI TRẢ BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM

Võ Ngọc Yến Nhi 1,, Nguyễn Thúy Hằng1, Võ Thúy Hằng 1, Trần Cát Đông 1
1 Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Đánh giá công nghệ y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Edoxaban, thuốc chống đông máu đường uống mới, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận trong điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) vì những ưu điểm nổi bật về hiệu quả và an toàn [1]. Tuy nhiên, giống như các thuốc kháng đông đường uống khác, chi phí thuốc cao là rào cản trong việc chỉ định thuốc trên lâm sàng. Do đó, tính chi phí – hiệu quả (CP-HQ) của edoxaban cần được đánh giá nhằm xem xét các chính sách y tế phù hợp giúp tăng khả năng tiếp cận điều trị của người bệnh trong bối cảnh ngân sách y tế hạn hẹp. Hiện nay, tại Việt Nam, tính CP-HQ của edoxaban vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích CP-HQ với thiết kế mô hình hóa bằng mô hình Markov trên quan điểm cơ quan chi trả Bảo hiểm y tế (BHYT). Các tham số đầu vào của mô hình được phân tích dựa trên thu thập dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng, tổng quan y văn, tham vấn ý kiến chuyên gia và kết quả đấu thầu thuốc tại thời điểm tiến hành nghiên cứu. Kết quả: LMWH/edoxaban giúp tăng số năm sống có chất lượng (QALY) so với rivaroxaban và LMWH/dabigatran với giá trị lần lượt 0,032 và 0,042 QALY, đồng thời giúp tiết kiệm lần lượt 0,82 triệu và 0,65 triệu VND trên toàn thời gian sống của người bệnh. Kết luận: Theo quan điểm cơ quan chi trả BHYT, LMWH/edoxaban vượt trội so với rivaroxaban và LMWH/dabigatran trong điều trị VTE.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Prandoni, P., et al., Major bleeding as a predictor of mortality in patients with venous thromboembolism: findings from the RIETE Registry. Journal of thrombosis and haemostasis, 2010. 8(11): p. 2575-2577.
2. Khan, F., T. Tritschler, S.R. Kahn, and M.A. Rodger, Venous thromboembolism. The lancet, 2021. 398(10294): p. 64-77.
3. Khan, F., T. Tritschler, S.R. Kahn, and M.A. Rodger, Venous thromboembolism. Lancet, 2021. 398(10294): p. 64-77.
4. Grosse, S.D., et al., The economic burden of incident venous thromboembolism in the United States: A review of estimated attributable healthcare costs. Thromb Res, 2016. 137: p. 3-10.
5. Hurst, K.V., J.M. O’Callaghan, and A. Handa, Risk impact of edoxaban in the management of stroke and venous thromboembolism. Vascular Health and Risk Management, 2016: p. 329-335.
6. Stevanović, J., et al., Dabigatran for the Treatment and Secondary Prevention of Venous Thromboembolism; A Cost-Effectiveness Analysis for the Netherlands. PLoS One, 2016. 11(10): p. e0163550.
7. Preblick, R., W.J. Kwong, R.H. White, and S.Z. Goldhaber, Cost-effectiveness of edoxaban for the treatment of venous thromboembolism based on the Hokusai-VTE study. Hospital Practice, 2015. 43(5): p. 249-257.
8. Clay, E., et al., Cost-effectiveness of edoxaban compared to warfarin for the treatment and secondary prevention of venous thromboembolism in the UK. Journal of Market Access & Health Policy, 2018. 6(1): p. 1495974.
9. Niyomsri, S., M. Nimworapan, W. Wongcharoen, and P. Dilokthornsakul, Economic Evaluation of Direct Oral Anticoagulants Compared to Warfarin for Venous Thromboembolism in Thailand: A Cost-Utility Analysis. Int J Environ Res Public Health, 2023. 20(4).
10. Gulati, S. and M.H. Eckman, Anticoagulant Therapy for Cancer-Associated Thrombosis : A Cost-Effectiveness Analysis. Ann Intern Med, 2023. 176(1): p. 1-9.