DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT

Nguyễn Đức Tuấn 1,, Nguyễn Thị Hồng 2, Bùi Xuân Trường 3
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư tuyến nước bọt (TNB) là nhóm bệnh lý ít có biểu hiện lâm sàng đặc trưng nhưng có phân loại mô bệnh học phức tạp, gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả và phân tích các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng thường gặp của ung thư TNB. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 111 ca ung thư TNB có hồ sơ bệnh án đầy đủ, tình trạng mẫu mô đúc nến tốt đến khám và điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Tp. HCM trong khoảng thời gian 01/01/2016 đến 31/12/2017. Kết quả: Đa số ung thư TNB xảy ra ở người từ 40 tuổi trở lên (65,7%), tuổi trung bình là 47,1 ± 17,3 tuổi. Tỉ số nam:nữ là 1:1,52. Đa số ung thư ở tuyến mang tai (59,5%) với tổn thương có mật độ cứng, chắc (86,5%). Phần lớn ung thư tại các TNB chính có giới hạn rõ hơn so với tại TNB phụ. Các tổn thương tại TNB phụ hầu hết không di động (92%). Trong khi tổn thương không di động tại các TNB chính chiếm tỉ lệ khiêm tốn (23,3%). Thời gian phát hiện bệnh chủ yếu trong vòng 1 năm (77/111 ca; 70%), trung bình 30,2 ± 56,2 tháng. Khối sưng hay u lên tại vùng tổn thương là triệu chứng chủ yếu khiến bệnh nhân đi khám (90,1%). Tỉ lệ bướu nguyên phát giai đoạn T1 và T2 là 41,5%, T3 và T4 là 58,5%. Đa số (59,4%) ung thư TNB được chẩn đoán ở giai đoạn III (15,3%) và IV (44,1%). Loại ung thư thường gặp nhất là carcinôm nhầy bì (53,2%), carcinôm bọc dạng tuyến đứng thứ hai (23,4%). Trong các loại này, carcinôm nhầy bì thường gặp ở tuyến mang tai (39/66 ca; 59,1%) và tuyến dưới hàm (10/18 ca; 55,6%); trong khi đó, carcinôm bọc dạng tuyến và carcinôm nhầy bì gần như tương đương nhau ở tuyến dưới lưỡi (cùng chiếm tỉ lệ 1/2 ca; 50%) và TNB phụ (9/25 ca; 36% và 8/25 ca; 32%). Kết luận: Ung thư TNB thường ở tuyến mang tai, nữ nhiều hơn nam, trên 40 tuổi. Phổ biến nhất là carcinôm nhầy bì, kế đến là carcinôm bọc dạng tuyến.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Kim Chi, Nguyễn Thị Hồng, Trần Văn Thiệp (2011), "Phân tích lâm sàng các bướu tuyến nước bọt năm 2009 và 2010", Tạp chí Ung thư học Việt Nam, Vol.3, pp.107-114.
2. Bjørndal K., et al. (2011), "Salivary gland carcinoma in Denmark 1990-2005: a national study of incidence, site and histology. Results of the Danish Head and Neck Cancer Group (DAHANCA).", Oral Oncology, Vol.47(7), pp.677-682.
3. Da Silva Leorik Pereira, et al. (2018), "Salivary gland tumors in a Brazilian population: A 20-year retrospective and multicentric study of 2292 cases", Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery.
4. Ettl T., et al. (2012), "Salivary gland carcinomas", Oral Maxillofac Surg, Vol.16(3), pp.267-83.
5. Fu Jin-Ye, et al. (2019), "Salivary gland carcinoma in Shanghai (2003-2012): an epidemiological study of incidence, site and pathology", BMC cancer, Vol.19(1), pp.350-350.
6. Parkin D. M., et al. (2002), Cancer Incidence in Five Continents, International Agency for Research on Cancer, France, pp.781.
7. To V. S., et al. (2012), "Review of salivary gland neoplasms", ISRN Otolaryngol, Vol.2012, pp.872982.
8. Yamada S. I., et al. (2018), "Significant prognostic factors affecting treatment outcomes of salivary gland carcinoma: a multicenter retrospective analysis", Odontology, Vol.106(1), pp.96-102.