ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH BỆNH CỦA CO GIẬT CHỨC NĂNG

Việt Hùng Đinh 1,, Xuân Cường Hoàng 2
1 Bệnh viện Quân y 103-Học viện Quân y
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và nhân cách ở bệnh nhân co giật chức năng. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích về đặc điểm lâm sàng và nhân cách ở 51 bệnh nhân co giật chức năng được điều trị tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả nghiên cứu: Lâm sàng của bệnh nhân co giật chức năng rất đa dạng và phong phú.  Một tỷ lệ cao bệnh nhân rối loạn phân ly có xu hướng nhân cách không ổn định (82,41%) và 63,89% bệnh nhân xu hướng nhân cách hướng ngoại theo trắc nghiệm tâm lý Eysenck. Ngoài ra bệnh nhân có thang trầm cảm (68,63%), thang nghi bệnh (62,75%) và thang phân ly (56,86%) theo trắc nghiệm tâm lý MMPI. Do vậy có thể sử dụng trắc nghiệm tâm lý Eysenck và MMPI làm tài liệu tham khảo để đánh giá tính cách phân ly ở bệnh nhân RLPL vận động và cảm giác. Kết luận: Kết quả nghiên cứu này đưa ra gợi ý rằng trắc nghiệm tâm lý Eysenck và MMPI là phương pháp dùng để đánh giá tính cách phân ly ở bệnh nhân co giật chức năng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vonderlin R., Kleindienst N., Alpers G.W., et al. (2018), “Dissociation in victims of childhood abuse or neglect: a meta-analytic review”, Psychol Med; 48(15): 2467-2476.
2. Dmytriw A.A. (2015), “Gender and sex manifestations in hysteria across medicine and the arts”, Eur Neurol; 73(1-2): 44-50.
3. Tsuang MT, Van Os J, Tandon R, et al. (2013), “Attenuated psychosis syndrome in DSM-5”, Schizophr Res; 150(1): 31-5.
4. Doernberg E. and Hollander E. (2016), “Neurodevelopmental Disorders (ASD and ADHD): DSM-5, ICD-10, and ICD-11”, CNS Spectr; 21(4): 295-299.
5. Bùi Quang Huy (2017), “Rối loạn lo âu”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Asadi-Pooya A.A. (2017), “Psychogenic nonepileptic seizures: a concise review”,Neurol Sci; 38(6): 935-940.
7. Dayan J. and Olliac B. (2010), “From hysteria and shell shock to posttraumatic stress disorder: comments on psychoanalytic and neuropsychological approaches”, J Physiol Paris; 104(6): 296-302.
8. Rowiński T., Kowalska-Dąbrowska M., Strus W. et al. (2019), “Measurement of pathological personality traits according to the DSM-5: A Polish adaptation of the PID-5. Part II - empirical results”, Psychiatr Pol; 53(1): 23-48.