ĐÁNH GIÁ HỒI PHỤC TỔN THƯƠNG THẦN KINH TỦY SỐNG SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG NGỰC CAO TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Ngô Thanh Tú 1, Nguyễn Lê Bảo Tiến1,2, Võ Văn Thanh 1,3,, Phạm Hồng Phong2, Nguyễn Vũ Công Bảo Long3, Nguyễn Viết Lực 1, Nguyễn Duy Linh 1, Nguyễn Thị Hồng Liễu 4
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chấn thương tủy sống có thể dẫn đến mất một phần hoặc hoàn toàn chức năng vận động và cảm giác dưới mức chấn thương. Đối với chấn thương tủy sống ngực, phẫu thuật thường được thực hiện để giải phóng chèn ép và làm vững cột sống để tạo điều kiện phục hồi tổn thương thần kinh1. Kết quả: Nghiên cứu chỉ ra rằng tổn thương tủy hoàn toàn sau phẫu thuật cột sống ngực chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,4%, trong khi tổn thương tủy không hoàn toàn chiếm 27,1%. Cải thiện sau phẫu thuật được quan sát thấy với tỷ lệ rối loạn cơ tròn giảm từ 72,9% xuống còn 54,2%. Kết luận: Phẫu thuật giải ép và cố định cột sống ngực cao đem lại sự phục hồi chức năng thần kinh đáng kể ở bệnh nhân bị tổn thương tủy không hoàn toàn, nhưng không mấy hiệu quả đối với những bệnh nhân có tổn thương tủy hoàn toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kirshblum SC, Burns SP, Biering-Sorensen F, et al. International standards for neurological classification of spinal cord injury (Revised 2011). J Spinal Cord Med. 2011;34(6):535-546. doi:10.1179/204577211X13207446293695
2. Lê Hoàng Nhã. Điều Trị Gãy Cột Sống Ngực Do Chấn Thương Bằng Phẫu Thuật Nẹp Vít Cuống Cung.
3. Nguyễn Quang Huy. Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Chấn Thương Cột Sống Ngực Bằng Phương Pháp Bắt Vít qua Cuông Tại Bệnh Viện Việt Đức.
4. Nguyễn Văn Thạch. Nghiên cứu điều trị phẫu thuật gãy cột sống ngực – thắt lưng không vững, không liệt và liệt tủy không hoàn toàn bằng dụng cụ Moss Miami. HVQY. 2007;25(3).
5. Fontijne WP, de Klerk LW, Braakman R, et al. CT scan prediction of neurological deficit in thoracolumbar burst fractures. J Bone Joint Surg Br. 1992;74(5):683-685. doi:10.1302/0301-620X. 74B5.1527112