GÂY MÊ HỒI SỨC CHO BỆNH NHÂN CÓ KHOẢNG QT KÉO DÀI

Quang Minh Phạm 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Khoảng QT kéo dài được định nghĩa là: QTc > 480ms đối với nữ và > 470ms đối với nam, trong đó QTc là QT hiệu chỉnh được đo trên điện tâm đồ. Khoảng QT kéo dài được chia thành 2 nhóm là hội chứng QT kéo dài bẩm sinh và khoảng QT kéo dài mắc phải. Cả 2 loại đều có thể dẫn đến rối loại nhịp nguy hiểm là xoắn đỉnh, trong điều kiện thuận lợi. Nếu bệnh nhân mang rối loạn nhịp này phải gây mê phẫu thuật thì nguy cơ xoắn đỉnh là rất cao. Hiện nay chưa có khuyến cáo cụ thể về gây mê hồi sức cho bệnh nhân có khoảng QT kéo dài. Trên cơ sở sinh lý bệnh của hội chứng, cơ chế tác dụng của các thuốc dùng trong gây mê, tác động của phương pháp vô cảm đến dẫn truyền cơ tim, đồng thời xem xét lại y văn, chúng tôi muốn phân tích và đưa ra một số  khuyến cáo về việc sử dụng thuốc, các lưu ý trong giai đoạn trước, trong, sau mổ nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho những bệnh nhân mang rối loạn nhịp này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rautaharju P.M. et al. AHA/ACCF/HRS recommendations for the standardization and interpretation of the electrocardiogram: part IV: the ST segment, T and U waves, and the QT interval: a scientific statement from the American Heart Association Electrocardiography. J Am Coll Cardiol. 2009; 53: 982-991.
2. Ackerman M.J. et al. HRS/EHRA expert consensus statement on the state of genetic testing for the channelopathies and cardiomyopathies: this document was developed as a partnership between the Heart Rhythm Society (HRS) and the European Heart Rhythm Association (EHRA). Heart Rhythm. 2011; 8: 1308-1339
3. Giovanni Fazio et al. Drugs to be avoided in patients with long QT syndrome: Focus on the anaesthesiological management. World J Cardiol. 2013; 5(4): 87 - 93.
4. M. O'Hare et al. Perioperative management of patients with congenital or acquired disorders of the QT interval. British Journal of Anesthesia. 2018; 120(4): 629 – 644
5. Owczuk R, Wujtewicz MA et al. The effect of intravenous lidocaine on QT changes during tracheal intubation. Anaesthesia. 2008;63:924–931
6. Karagöz AH, Basgul E, Celiker V, Aypar U. The effect of inhalational anaesthetics on QTc interval. Eur J Anaesthesiol. 2005;22:171–174
7. Kies SJ, Pabelick CM, Hurley HA, White RD, Ackerman MJ. Anesthesia for patients with congenital long QT syndrome. Anesthesiology. 2005;102:204–210
8. Sorajja D. Et al. Optimal antiarrhythmic drug therapy for electrical storm. J Biomed Res. 2015; 29: 20-34.