ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU HÓA CHẤT CẢM ỨNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÙNG ĐẦU CỔ GIAI ĐOẠN III – IVA TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Vũ Anh Hải1, Bùi Ngọc Cung 2, Lê Văn Cường 3, Trần Văn Tôn 1,
1 Bệnh viện Quân Y 103
2 Bệnh viện Quân Y 175
3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả đáp ứng và độc tính của hóa chất cảm ứng điều trị ung thư đầu cổ giai đoạn III - IVA tại Bệnh viện Quân Y 103. Đối tượng, phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp với tiến cứu trên 29 bệnh nhân chẩn đoán xác định là ung thư đầu cổ giai đoạn III-IVA được hóa trị cảm ứng tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 01/2021 đến tháng 08/2023. Kết quả: Sau 3 chu kỳ hóa trị cảm ứng 77,27% giảm triệu chứng hạch cổ, 66,67% đỡ nuốt nghẹn, 71,43% đỡ nói khàn, 75% đỡ đau đầu; 66,67% hết hoàn toàn ù tai và chảy máu mũi. Theo RECIST 1.1, đáp ứng hoàn toàn là 17,25%, đáp ứng một phần là 58,62%; bệnh không đổi là 20,68%; có 3,45% ca bệnh tiến triển. Trong nhóm ung thư hạ họng và ung thư thanh quản: 18,75% đáp ứng hoàn toàn, 62,50% đáp ứng 1 phần, 18,75% bệnh không đổi. Kết thúc hóa trị cảm ứng không có bệnh nhân nào cần phẫu thuật. Độc tính hay gặp là giảm bạch cầu hạt (89,70%) chủ yếu là độ 2 với 58,65%, độ 3 gặp 17,25%; không có độ 4. Tăng men gan gặp ở 37,95% bệnh nhân, chủ yếu là độ 1 với 34,50%; không có độ 3, 4. Buồn nôn gặp ở tất cả các bệnh nhân chủ yếu độ 1 (75,85%), độ 2 gặp ở 24,15%; nôn gặp ở 58,65%, chỉ có 6,90% nôn độ 2, còn lại là độ 1. Kết luận: Đối với ung thư đầu cổ giai đoạn III-IVA, hóa trị cảm ứng có tỷ lệ đáp ứng điều trị cao với các độc tính ở mức chấp nhận được. Ở nhóm ung thư hạ họng thanh quản, hóa trị cảm ứng giúp mở ra cơ hội điều trị không phẫu thuật, bảo tồn chức năng thanh quản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Globocan (2020). Incidence, Mortality and Prevalence by cancer site in Viet Nam.
2. Lorch J.H., Goloubeva O., Haddad R.I., et al. (2011). Long term results of TAX324, a randomized phase III trial of sequential therapy with TPF versus PF in locally advanced squamous cell cancer of the head and neck. Lancet Oncol, 12(2), 153–159.
3. Blanchard P., Bourhis J., Lacas B., et al. (2013). Taxane-cisplatin-fluorouracil as induction chemotherapy in locally advanced head and neck cancers: an individual patient data meta-analysis of the meta-analysis of chemotherapy in head and neck cancer group. J Clin Oncol, 31(23), 2854–2860.
4. Pointreau Y., Garaud P., Chapet S., et al. (2009). Randomized Trial of Induction Chemotherapy with Cisplatin and 5-Fluorouracil with or Without Docetaxel for Larynx Preservation. JNCI: Journal of the National Cancer Institute, 101(7), 498–506.
5. Nguyễn Thị Hoài Thương và cộng sự (2022). Kết quả hóa trị dẫn đầu phác đồ Gemcitabin-Cisplatin ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IV(M0) tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Tạp chí Y học Việt Nam, 518(2), 190–194.
6. Phạm Tiến Chung (2018), Nghiên cứu phác đồ hóa xạ trị đồng thời có hóa trị trước cho ung thư vòm mũi họng giai đoạn N2,3 M0 tại bệnh viện K, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Department of Veterans Affairs Laryngeal Cancer Study Group, Wolf G.T., Fisher S.G., et al. (1991). Induction chemotherapy plus radiation compared with surgery plus radiation in patients with advanced laryngeal cancer. N Engl J Med, 324(24), 1685–1690.
8. National Comprehensive Cancer Network (2022). NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology (NCCN Guidelines®); Head and Neck Cancers Version 1.2023.
9. Ghi M.G., Paccagnella A., Ferrari D., et al. (2017). Induction TPF followed by concomitant treatment versus concomitant treatment alone in locally advanced head and neck cancer. A phase II–III trial. Annals of Oncology, 28(9), 2206–2212.
10. Sun Y., Li W.-F., Chen N.-Y., et al. (2016). Induction chemotherapy plus concurrent chemoradiotherapy versus concurrent chemoradiotherapy alone in locoregionally advanced nasopharyngeal carcinoma: a phase 3, multicentre, randomised controlled trial. The Lancet Oncology, 17(11), 1509–1520.