HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA RĂNG VĨNH VIỄN CÓ LỖ CHÓP MỞ BẰNG FIBRIN GIÀU TIỂU CẦU

Huỳnh Kim Khang 1,, Nguyễn Thị Tâm Duyên 2
1 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Trường Đại Học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu báo cáo loạt ca nhằm đánh giá hiệu quả điều trị nội nha răng vĩnh viễn có lỗ chóp mở rộng bằng fibrin giàu tiểu cầu kết hợp MTA sau điều trị 1, 2, 3 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mười lăm răng vĩnh viễn có lỗ chóp mở rộng cần điều trị nội nha trên mười bốn người bệnh được chọn vào nghiên cứu. Chẩn đoán trước điều trị và chụp phim X quang quanh chóp. Sau khi ký đồng thuận, răng được gây tê mở tủy, xác định chiều dài làm việc, sửa soạn ống tủy và băng thuốc Ca(OH)2. Bệnh nhân hết triệu chứng sẽ tiến hành đặt màng fribrin giàu tiểu cầu kết hợp MTA làm nút chặn chóp. Hẹn trám bít ống tủy và trám kết thúc sau 4 ngày. Đánh giá các triệu chứng lâm sàng và tình trạng mô quanh chóp sau điều trị 1, 2, 3 tháng. Kết quả: Các triệu chứng lâm sàng hết hoàn toàn sau 3 tháng điều trị, không tái phát. Có sự lành thương khi quan sát trên phim X quang quanh chóp được đánh giá bằng chỉ số mô nha chu quanh chóp (PAI). Kết luận: Màng fribrin giàu tiểu cầu kết hợp MTA tạo nút chặn trong điều trị nội nha các răng vĩnh viễn có lỗ chóp mở rộng mang lại kết quả điều trị tốt và có thể được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các răng vĩnh viễn có lỗ chóp mở rộng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kathuria, A, et al. (2011), "Endodontic management of single rooted immature mandibular second molar with single canal using MTA and platelet-rich fibrin membrane barrier: A case report", Journal of Clinical and Experimental Dentistry. 3.
2. Rajasekhar, Reshma, et al. (2022), "Indexes for periapical health evaluation: A review", International Dental Research. 12.
3. Khoa PV, Thu TA (2021), "Effectiveness of MTA apical plug in dens evaginatus with open apices", BMC Oral Health. 21(1), p. 566.
4. Kobayashi, E, et al. (2016), "Comparative release of growth factors from PRP, PRF, and advanced-PRF". 20(9), pp. 2353-2360.
5. Miron, R. J and Choukroun, J (2017), Platelet Rich Fibrin in Regenerative Dentistry Biological Background and Clinical Indications, Vol. 1, John Wiley & Sons Ltd, United States of America.
6. Miron, R. J., et al. (2020), "Comparison of platelet-rich fibrin (PRF) produced using 3 commercially available centrifuges at both high (~ 700 g) and low (~ 200 g) relative centrifugation forces", Clin Oral Investig. 24(3), pp. 1171-1182.
7. Mohammad, S, Edward, S. L, and Mahmoud, T (2020), PRF applications in endodontics, Quintessence Publishing Co, Inc, Batavia, 9-23.
8. Shah, R, Thomas, R, and Mehta, D.S (2017), "An Update on the Protocols and Biologic Actions of Platelet Rich Fibrin in Dentistry". 25(2), pp. 64-72.
9. Sharma V, et al. (2016), "Endodontic management of nonvital permanent teeth having immature roots with one step apexification, using mineral trioxide aggregate apical plug and autogenous platelet-rich fibrin membrane as an internal matrix: Case series", Contemp Clin Dent. 7(1), pp. 67-70.