HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NÚT CHẶN CHÓP A-PRF+ KẾT HỢP MTA TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI NHA RĂNG VĨNH VIỄN CÓ LỖ CHÓP MỞ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu báo cáo loạt ca nhằm đánh giá hiệu quả điều trị trên lâm sàng khi sử dụng A-PRF+ kết hợp MTA làm nút chặn ở vùng chóp cho các răng vĩnh viễn có lỗ chóp mở rộng cần điều trị nội nha sau điều trị 1, 2, 3 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mười lăm răng vĩnh viễn có lỗ chóp mở rộng cần điều trị nội nha trên mười bốn người bệnh được chọn vào nghiên cứu. Chẩn đoán trước điều trị dựa trên bệnh sử có đau, các triệu chứng lâm sàng và kết hợp phim X quang quanh chóp. Sau khi ký đồng thuận, răng được gây tê, cô lập bằng đê cao su, mở tủy, bơm rửa bằng NaOCl 3% và xác định chiều dài làm việc. Sửa soạn ống tủy, băng thuốc và hẹn tái khám sau 1 tuần. Bệnh nhân hết triệu chứng sẽ tiến hành đặt A-PRF+ kết hợp MTA bằng cách lấy 10ml máu tĩnh mạch quay ly tâm ở chế độ A-PRF+. Ép khối A-PRF+ thành màng, cắt nhỏ với kích thước phù hợp và đặt nhẹ nhàng vào vùng chóp. Sau đó, đặt lớp MTA dày khoảng 5 mm (MTA Angelus Repair HP – Angelus, Brazil) đúng chiều dài làm việc. Hẹn trám bít ống tủy và trám kết thúc sau 4 ngày. Đánh giá các triệu chứng lâm sàng sau điều trị 1, 2, 3 tháng. Kết quả: Giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng: đau, sưng và lỗ dò. Các triệu chứng lâm sàng hết hoàn toàn sau 3 tháng điều trị, không tái phát và bệnh nhân thực hiện tốt các chức năng ăn nhai. Kết luận: Màng A-PRF+ kết hợp với MTA tạo nút chặn trong điều trị nội nha các răng vĩnh viễn có lỗ chóp mở rộng mang lại hiệu quả lâm sàng cao và có thể được ứng dụng rộng rãi trong thực hành nha khoa.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Arshad, S., et al. (2021), "Platelet-Rich Fibrin Used in Regenerative Endodontics and Dentistry: Current Uses, Limitations, and Future Recommendations for Application", Int J Dent. 2021, p. 4514598.
3. Choukroun, J and Ghanaati, S (2017), "Introducing the low-speed centrifugation concept".
4. Fava, L.R.G and Saunders, W.P (1999), "Calcium hydroxide pastes: classification and clinical indications", International endodontic journal. 32(4), pp. 257-282.
5. Fujioka-Kobayashi, M, et al. (2017), "Optimized Platelet-Rich Fibrin With the Low-Speed Concept: Growth Factor Release, Biocompatibility, and Cellular Response", J Periodontol. 88(1), pp. 112-121.
6. Jayadevan, V., et al. (2021), "A comparative evaluation of Advanced Platelet-Rich Fibrin (A-PRF) and Platelet-Rich Fibrin (PRF) as a Scaffold in Regenerative Endodontic Treatment of Traumatized Immature Non-vital permanent anterior teeth: A Prospective clinical study", J Clin Exp Dent. 13(5), pp. 463-472.
7. Miron, R. J and Choukroun, J (2017), Platelet Rich Fibrin in Regenerative Dentistry Biological Background and Clinical Indications, Vol. 1, John Wiley & Sons Ltd, United States of America.
8. Mohammad, S, Edward, S. L, and Mahmoud, T (2020), PRF applications in endodontics, Quintessence Publishing Co, Inc, Batavia, 9-23.
9. Rucha, S, et al. (2023), "Advanced platelet rich fibrin demonstrates improved osteogenic induction potential in human periodontal ligament cells, growth factor production and mechanical properties as compared to leukocyte and platelet fibrin and injectable platelet rich fibrin", Oral Maxillofac Surg.
10. Sharma V, et al. (2016), "Endodontic management of nonvital permanent teeth having immature roots with one step apexification, using mineral trioxide aggregate apical plug and autogenous platelet-rich fibrin membrane as an internal matrix: Case series", Contemp Clin Dent. 7(1), pp. 67-70.