DIỄN BIẾN SÂU RĂNG NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG HAI THẬP KỶ QUA

Trịnh Hải Anh 1,2, Đinh Diệu Hồng 2,, Trịnh Đình Hải 2
1 Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Khảo sát, phân tích tình trạng sâu răng người trưởng thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) qua hai thập kỷ qua để đánh giá diễn biến sâu răng ở cộng đồng người trưởng thành ở đây bao gồm cả tỷ lệ sâu răng và chỉ số DMFT. Đồng thời phân tích các yếu tố nguy cơ sâu răng, mức độ chăm sóc điều trị cho cộng đồng ở đây để có được đánh giá đúng có giá trị làm tài liệu tham khảo bổ ích cho việc xây dựng kế hoạch chăm sóc dự phòng sâu răng cho cộng đồng. Kết quả phân tích cho thấy: - Về diễn biến sâu răng người trưởng thành vùng ĐBSCL có sự khác nhau tuỳ vào nhóm tuổi. Lứa tuổi 18 – 34, tình trạng sâu răng gia tăng. Các nhóm tuổi từ 35 trở lên thì tình trạng sâu răng ở mức cao cả về tỷ lệ sâu và chỉ số DMFT, và tình trạng sâu răng không thay đổi trong hai thập niên qua. Người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên có số răng mất do sâu trung bình ở mỗi cá thể rất cao. - Về điều trị bảo tồn răng sâu, năm 1999 tỷ lệ các răng sâu được điều trị bảo tồn rất thấp và hầu như không đáng kể. Sau hai thập niên, đến năm 2019, tỷ lệ các răng sâu được điều trị bảo tồn tuy có tăng lên ở một vài lứa tuổi nhưng còn ở mức thấp, không quá 10%. Trong hai thập kỷ qua, mức độ điều trị bảo tồn các răng sâu cho người trưởng thành ở đây còn yếu kém. - So với vùng ĐBSH, trong suốt hai thập niên qua thì tình trạng sâu răng ở vùng ĐBSCL luôn ở mức cao hơn so với vùng ĐBSH ở tất cả các lứa tuổi. Đặc biệt là số răng sâu đã bị mất trung bình ở mỗi cá thể ở mức cao và cao hơn nhiều lần so với vùng ĐBSH ở tất cả các lứa tuổi. Về điều trị, tỷ lệ các răng sâu được điều trị bảo tồn ở vùng ĐBSH tuy có cao hơn so với vùng ĐBSCL nhưng còn ở mức thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Đình Hải, Nguyễn Thị Hồng Minh, Trần Cao Bính. National Oral Health Survey of Vietnam 2019. Medical publishing house. Hanoi 2019.
2. Trịnh Đình Hải, Đào Ngọc Phong. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng trong nha khoa. NXB Y học. 2014.
3. Tran Van Truong, Trinh Dinh Hai, Lam Ngoc An et al. National Oral Health Survey of Vietnam 2001. Medical publishing house. Hanoi 2002.
4. Trịnh Đình Hải. Dự phòng sâu răng cộng đồng bằng fluor. NXB Y học. 2014.
5. Trinh Dinh Hai. Oral Health promotion for school children in Vietnam. Medical publishing house. Hanoi 2011.