HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA PHÁ THAI NỘI Ở PHỤ NỮ CÓ SẸO MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A

Đỗ Thị Lan Hương 1, Nguyễn Hồng Hoa 2,, Trần Chi Lai 1, Nguyễn Linh Diệu 1
1 Bệnh viện Quân Y 7A
2 Đại học Y Dược Tp.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ thành công, tác dụng không mong muốn của phá thai nội khoa (mifepristone kết hợp với misoprostol) ở thai kỳ ≤ 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Quân Y 7A. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu báo cáo loạt ca tiến cứu 78 trường hợp phụ nữ có mang thai với tuổi thai ≤ 49 ngày, tiền căn đã từng mổ lấy thai đến phá thai, đến bệnh viện Quân Y 7A yêu cầu chấm dứt thai kỳ và đủ điều kiện thực hiện theo phác đồ phác thai nội khoa mifepristone 200 mg kết hợp với misoprostol 800 mcg. Kết quả: Kết quả sau khi thực hiện theo đúng qui trình và đánh giá kết quả thành công theo tiêu chuẩn “không có hình ảnh thai trong lòng tử cung và lớp dịch trong lòng tử cung qua siêu âm ≤ 10mm”, tỷ lệ thành công của phá thai nội khoa của nghiên cứu là 78/78 trường hợp (100%). Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là tình trạng tiêu chảy 39/78 trường hợp (50%). Buồn nôn 35/78 trường hợp (44,9%), nôn 23/78 trường hợp (29,5%). Một số tình trạng khác như sốt, lạnh run 4/78 (5,1%) và cảm thấy mệt nhiều 1 trường hợp (1,3%). Kết luận: Phác đồ sử dụng mifepristone 200 mg kết hợp với misoprostol 800 mcg được thực hiện theo đúng qui trình với các phụ nữ đã từng mổ lấy thai tại bệnh viện quân Y 7A có hiệu quả và tính an toàn cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục Thống kê Việt Nam and UNICEF Việt Nam, Báo cáo kết quả Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021. 2022: Hà Nội.
2. World Health Organization (2021), Caesarean section rates continue to rise, amid growing inequalities in access: Rising rates suggest increasing numbers of medically unnecessary, potentially harmful procedures.
3. Lâm Hoàng Duy and Phạm Việt Thanh, Hiệu quả của misoprostol 400mcg ngậm dưới lưỡi trong điều trị sẩy thai không trọn ở tuổi thai dưới 9 tuần tại bệnh viện phụ sản MeKong. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023. 526(1B).
4. Bệnh viện Quân y 7A (2021). Báo cáo tổng kết cuối năm, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Lê Thị Giáng Châu (2010). Hiệu quả của Mifepristone và Misoprostol trong chấm dứt thai kỳ dưới 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai. Luận văn Thạc sĩ Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Tr 70-75
6. Nguyễn Thị Kiều Loan (2013). Hiệu quả phá thai nội khoa trong chấm dứt thai kỳ từ 50 đến 63 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai tại bệnh viện Từ Dũ. Luận văn thạc sĩ. trường Đại học Y Dược TPHCM. Tr 80-85
7. Lê Thị Chuyền, Nguyễn Hữu Trung. Hiệu quả của phá thai nội khoa ≤49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2021;25(1):180 -187.
8. Dương Kim Ngân, Nguyễn Văn Lâm, Trần Thị Trúc Vân, Nguyễn Kim Loan, Trần Thị Ngọc Hạnh, Trần Trung Tính. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phá thai nội khoa ở thai phụ ≤9 tuần có vết mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 01/17 2023;(54):160-166. doi:10.58490/ctump.2022i54.373
9. Berghahn L, C.D., Droste S. Uterine rupture during second-trimester abortion associated with misoprostol. Obstet Gynecol. 2001 Nov;98(5 Pt 2):976-7. http://dx.doi.org/10.1097/00006250-200111001-00037 PubMed PMID: 11704229.