ĐẶC ĐIỂM NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN TẠI KHOA NHIỄM VIỆT ANH BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

Nguyễn Trần Thường Định 1,, Hồ Đặng Trung Nghĩa 1, Phạm Kiều Nguyệt Oanh 1, Nguyễn Thị Kiều Mỹ 1, Huỳnh Mơ Thuyên 1, Lê Huỳnh Trâm 1, Nguyễn Đệ Pha1, Lê Thị Diễm 2, Ngô Kiều Diễm My2, Nguyễn Quang Thảo 2, Mai Thanh Nhã 2, Thái Thị Ngọc Linh 2, Phan Trúc Mai 2
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tần suất, mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, phân bố tác nhân vi sinh và độ nhạy cảm vi khuẩn các trường hợp viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM), nhiễm trùng tiểu liên quan thông tiểu (CAUTI) trên các bệnh nhân can thiệp thở máy xâm lấn và đặt thông tiểu tại khoa Nhiễm Việt Anh bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (BNBNĐ) năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang có theo dõi dọc các trường hợp người lớn trên 16 tuổi có can thiệp thở máy, đặt thông tiểu trên 48 giờ. Kết quả: Tần suất VPLQTM là 37/1000 ngày thở máy, thường gặp nhất là P.aeruginosa, có tỉ lệ nhạy Piperacillin/ Tazobactam 86%. Sử dụng kháng sinh tĩnh mạch từ thời điểm thở máy có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện viêm phổi thở máy (OR 0,18, KTC 95%: 0,06-0,5,5 p=0,002). Tần suất CAUTI là 21/1000 ngày thông tiểu, thường gặp nhất là E.coli, tỉ lệ nhạy Carbapenem 85%, thời gian đặt thông tiểu dài và số lần đặt thông tiểu trên 2 lần làm tăng nguy cơ CAUTI (p<0,01). Kết luận: VPLQTM và CAUTI tại khoa có tần suất cao. Phần lớn các vi khuẩn phân lập được còn nhạy với các kháng sinh đang sử dụng. Rút ngắn thời gian can thiệp xâm lấn có thể làm giảm được nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Đình Ân, N.Đ.T., Nguyễn Thị Thu Phương, Tình hình viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Quân Y 175. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2018. 2(22): p. 51-57.
2. Phạm Kim Oanh, N.V.H., Dương Bích Thủy, Đặc điểm nhiễm trùng bệnh viện tại khoa cấp cứu hồi sức tích cực chống độc người lớn bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ 11/2014 đến 1/2016. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2018. 2(22).
3. Trần Đình Phùng, H.Q.Đ., Phạm Thị Ngọc Thảo, Nghiên cứu viêm phổi liên quan thở máy tại bệnh viện Chợ Rẫy. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2016. 1(20): p. 91-95.
4. Phạm Minh Tiến, P.T.L., Võ Thị Mỹ Duyên. Đặc điểm các trường hợp nhiễm khuẩn niệu liên quan ống thông tiểu tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 2017 Thời sự Y học 2017; Available from: http://hoiyhoctphcm.org.vn/wp-content/uploads/ 2018/06/05F-BS.Tuan-NKni%E1%BB%87u-%E1%BB%91ng-th%C3%B4ng-5tr26-30-.pdf.
5. Trâm, Q.A., Nghiên cứu một số yếu tố nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện liên quan đến ống thông bàng quang tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023. 528(2).
6. François, B., et al., Prevention of early ventilator-associated pneumonia after cardiac arrest. New England Journal of Medicine, 2019. 381(19): p. 1831-1842.
7. National Healthcare Safety Network. Pneumonia (ventilator-associated [VAP] and non–ventilator-associated Pneumonia [PNEU]) event. 2022; Available from: https://www.cdc.gov/nhsn/ pdfs/pscmanual/6pscvapcurrent.pdf.
8. The Centers for Disease Control and Prevention. National and State Healthcare-Associated Infections Progress Report. 2021; Available from: https://www.cdc.gov/hai/data/ portal/progress-report.html.
9. The Centers for Disease Control and Prevention. Urinary Tract Infection (Catheter-Associated Urinary Tract Infection [CAUTI] and Non-Catheter-Associated Urinary Tract Infection [UTI]) Events. 2022; Available from: https://www.cdc.gov/nhsn/pdfs/pscmanual/7psccauticurrent.pdf.