KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT TIÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Đức Thái Nguyễn 1, Hữu Lư Phạm 2,, Bình Giang Trần 2
1 Bệnh viện Phổi Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tràn khí màng phổi tự phát tiên phát là bệnh lý thường xảy ra ở người trẻ với tỉ lệ tái phát nhất định. Hiện nay, phẫu thuật nội soi lồng ngực được sử dụng trong điều trị tràn khí màng phổi tự phát tiên phát thường quy tại các trung tâm phẫu thuật lồng ngực. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang; Kết quả nghiên cứu ghi nhận ở các biến số: Tuổi, giới tính; Thời gian phẫu thuật; Tỷ lệ gây dính màng phổi; Thời gian hậu phẫu… Số liệu được ghi nhận vào mẫu bệnh án nghiên cứu cho từng bệnh nhân và xử lý bằng chương trình SPSS 20.0. Kết quả: Từ tháng 01/2018 đến 04/2021 có 38 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị tràn khí màng phổi tự phát tiên phát. Cắt đốt hoặc/và khâu bóng khí bằng Stapler hoặc khâu tay kèm có/không gây dính màng phổi bằng trà nhám màng phổi vùng đỉnh và gây dính chủ động bằng Betadin đặc. Thời gian phẫu thuật trung bình là 63,16 phút. Ngày nằm hậu phẫu trung bình 5,16 ngày. Không có biến chứng cũng như tử vong. Theo dõi từ 1 tháng đến 24 tháng, không có trường hợp nào tái phát. Kết luận: Phẫu thuật nội soi lồng ngực là phương pháp ngoại khoa hiệu quả trong điều trị tràn khí màng phổi tự phát tiên phát với ưu điểm giảm đau sau mổ, giảm thời gian nằm viện và giảm tỉ lệ tái phát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Henry M., Arnold T., Harvey J., on behalf of the BTS pleural Disease Groupe off the BTS Standards of Care Committee (2003), “BTS guiderlines for the management of spontaneous pneumothorax”. Thorax, 58, (Suppl II), ii39 – ii52
2. Casadio, C., et al. (2001), Primary spontaneous pneumothorax. Is video-assisted thoracoscopy stapler resection with pleural abrasion the gold-standard? European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 20(4): p. 897-898.
3. Lê Quốc Việt, Nguyễn Công Minh - đánh giá hiệu quả điều trị TKMP tự phát nguyên phát bằng DLMP và NSLN, tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ bản của Số 4, 2011
4. Ayed, A.K., C. Chandrasekaran, and M. Sukumar (2006), Video-assisted thoracoscopic surgery for primary spontaneous pneumothorax: clinicopathological correlation. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 29(2): p. 221- 225.
5. Al-Tarshihi M. I., (2008), "Comparison of the efficacy and safety of video-assisted thoracoscopic surgery with the open method for the treatment of primary pneumothorax in adults". Ann Thorac Med, 3(1), p.9-12.
6. Shih C.H., Yu H.W., Tseng Y.C., Chang Y.T., Liu C.M., Hsu J.W., (2011), "Clinical manifestations of primary spontaneous pneumothorax in pediatric patients: an analysis of 78 patients". Pediatr Neonatol, 52(3), p.150-4.
7. Lê Quốc Việt, Nguyễn Công Minh - Nghiên cứu đánh giá hiệu chống tái phát TKMP nguyên phát bằng PTNSLN, tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ bản của Số 1, 2011
8. Ohno K., Miyoshi S., Minami M., Akashi A., Maeda H., Nakagawa K., Matsumura A., Nakamura K., Matsuda H., Ohashi S., (2000), "Ipsilateral recurrence frequency after video-assisted thoracoscopic surgery for primary spontaneous pneumothorax.". Jpn J Thorac Cardiovasc Surg., 48(12), p.757-60.
9. Cardillo G (2000): Videothoracoscopic treatment of primary spontaneous pneumothorax: a 6- year experience. Ann Thorac Surg; 69:357-361.
10. Cheng Y.J., Kao E.L., Lee J.Y., (2007), "Retrospective comparison of needle thoracoscopy and conventional thoracoscopic surgery to treat primary spontaneous pneumothorax". Surg Laparosc Endosc Percutan Tech, 17(2), p.104-6.