KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN NGƯỜI BỆNH UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN SAU TACE TẠI BỆNH VIỆN K

Phạm Thế Anh 1,, Đoàn Minh Thụy 2, Nguyễn Thị Hà 2
1 Bệnh viện K cơ sở Tân Triều
2 Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và các thể bệnh y học cổ truyền (YHCT) trên người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) sau tắc mạch hóa chất (TACE) tại Bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, giai đoạn 1: khảo sát trên tài liệu chuyên ngành, xây dựng bảng phỏng vấn cho khảo sát trên lâm sàng; giai đoạn 2: tiến hành phỏng vấn trên 209 người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan sau TACE 4 – 8 tuần tại Bệnh viện K trong thời gian từ 8/2023 – 11/2023. Kết quả: Nghiên cứu tài liệu chuyên ngành ghi nhận 5 thể bệnh y học cổ truyền (YHCT), bao gồm: khí trệ huyết ứ, thấp nhiệt tụ độc, can uất tỳ hư, tỳ hư thấp khốn, can thận âm hư. Nghiên cứu lâm sàng thống kê bằng LTMs thành lập 5 thể bệnh tương tự như trong tài liệu chuyên ngành. Kết luận: Khảo sát được 5 thể bệnh lâm sàng theo y học cổ truyền trên người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan sau TACE.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GLOBOCAN (2020), Viet Nam - Global Cancer Observatory.
2. C. W. Tang et al (2016), "Chinese herbal medicine, Jianpi Ligan decoction, improves prognosis of unresectable hepatocellular carcinoma after transarterial chemoembolization: a retrospective study", Drug Des Devel Ther, 10, pp. 2461-2466.
3. Trần Quốc Bảo (2020), Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền và ứng dụng lâm sàng (Dùng cho sau đại học), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 637-660.
4. Trần Thị Thanh Loan (2018), "Bước đầu xác định tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh y học cổ truyền trên bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh", Đại học Y Dược TP HCM.
5. Ngô Quốc Bộ, Đặng Đình Phúc, Ngô Tuấn Minh (2022), "Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học trên bệnh nhân ung thư biểu mo tế bào gan được can thiệp nút mạch hóa chất siêu chọn lọc tại bệnh viện K", Tạp chí Y học Việt Nam, 519(1), tr. 354-358.
6. Phạm Thị Ánh Hằng, Nguyễn Thị Bay (2019), "Xác định tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh y học cổ truyền của Hội chứng Tiền mãn kinh-Mãn kinh bằng mô hình cây tiềm ẩn", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 23(4), tr. 44-50.
7. Lê Ngô Minh Như, Trịnh Thị Diệu Thường (2022), "Khảo sát các thể lâm sàng t học cổ truyền của hội chứng đau bụng kinh nguyên phát trên sinh viên nữ tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Việt Nam, 520(1B), tr 326-331.