MỘT SỐ ĐẮC ĐIỂM BỆNH LÝ TẮC RUỘT DO BÃ THỨC ĂN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Trần Thái Phúc 1,, Công Định 2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm bệnh lý tắc ruột do bã thức ăn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 52 người bệnh tắc ruột do bã thức ăn được phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023. Ghi nhận các biến số: Tuổi; Tiền sử bệnh (tiền sử phẫu thuật bụng, tiền sử các bệnh lý nội khoa kèm theo, tiền sử ăn uống và tiền sử mất răng); Triệu chứng lâm sàng và Xquang ổ bụng; Tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính ổ bụng và tổn thương trong phẫu thuật. Kết quả: Tuổi trung bình là 69,7 tuổi. 30,8% có tiền sử phẫu thuật ổ bụng (17,3% có tiền sử mổ cắt dạ dày); 28,8% có bệnh lý nội khoa kèm theo. 23,1% có tiền sử ăn uống là yếu tố nguy cơ dẫn đến tắc ruột do bã thức ăn; 21,1% có mất răng, ăn nhai kém. Đau bụng cơn gặp 98,1%. 100% có chướng bụng; Quai ruột nổi gặp 80,8%; Dấu hiệu rắn bò gặp 21,1%; Sờ thấy khối gặp 5,7%; 96,2% có mức nước hơi điển hình trên Xquang ổ bụng. Có 48/52 trường hợp được chụp cắt lớp vi tính ổ bụng trước mổ. Trong đó 97,9% có dấu hiệu tắc ruột; 66,7% thấy hình ảnh nguyên nhân tắc là bã thức ăn. Trong phẫu thuật 92,3% có dịch ổ bụng; 98,1% có giãn ruột. Vị trí bã thức ăn thường gặp nhất ở hồi tràng chiếm 80,8%; 15,4% có bã thức ăn ở 2 vị trí trong ống tiêu hóa; 11,5% có bã thức ăn ở cả dạ dày và ruột. Kết luận: Tắc ruột do bã thức ăn thường gặp ở người cao tuổi. Tiền sử mổ cắt dạ dày, tiền sử ăn uống và mất răng là nhưng yếu tố gợi ý nguyên nhân tắc ruột. Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp có hiệu quả trong chẩn đoán nguyên nhân và vị trí gây tắc ruột.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gin Way Law, Diwei Lin and Rebecca Thomas (2015), Colonic phytobezoar as a rare cause of large bowel obstruction, BMJ Case Reports. 2015, tr. bcr2014208493.
2. Pazouki, M. Pakaneh, A. Khalaj et al. (2014), Blood bezoar causing obstruction after laparoscopic Roux-en-Y gastric bypass, Int J Surg Case Rep. 5(4), tr. 183-5.
3. Đặng Quốc Ái (2023) và Đinh Văn Chiến (2023), Kết quả phẫu thuật điều trị tắc ruột do bã thức ăn, Tạp chi Y học Việt Nam. Tập 525, tr. 5.
4. Seang Seyha (2021), Đánh giá kết quả sớm tắc ruột do bã thức ăn được phẫu thuật tại bệnh viện bạch mai, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Hán An Ninh (2022) và Phạm Duy Hiền (2022), Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật tắc ruột do bã thức ăn ở trẻ em tại bệnh viện Nhi trung ương, giai đoạn 2017-2021, Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 519.
6. S. Wang, X. Yang, Y. Zheng et al. (2021), Clinical characteristics and indications for surgery for bezoar-induced small bowel obstruction, J Int Med Res. 49(1), tr. 300060520979377.
7. R. P. G. Ten Broek, P. Krielen, S. Di Saverio et al. (2018), Bologna guidelines for diagnosis and management of adhesive small bowel obstruction (ASBO): 2017 update of the evidence-based guidelines from the world society of emergency surgery ASBO working group, World J Emerg Surg. 13, tr. 24.
8. J. H. Kim, H. K. Ha, M. J. Sohn et al. (2003), CT findings of phytobezoar associated with small bowel obstruction, Eur Radiol. 13(2), tr. 299-304.