NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẮT LỚP VI TÍNH PHỔI Ở BỆNH NHÂN HẬU COVID-19

Nguyễn Văn Sang 1,2,, Nguyễn Văn Kiên 2, Trần Phan Ninh 2, Trần Quang Lục 2, Hoàng Văn Lương 3, Trần Văn Thụ 4
1 Bệnh viện E
2 Đại học Y Dược Thái Nguyên
3 Bệnh viện phổi Trung ương.
4 Bệnh viện Medlatec

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương phổi của bệnh do virus Corona 2019 (Covid-19). Phân tích kết quả chụp cắt lớp vi tính phổi (CLVT) của bệnh nhân (BN) mắc bệnh COVID sau 3 và 6 tháng theo dõi kể từ khi ra viện. Đối tượng và phương pháp ngiên cứu: Mô tả theo dõi dọc tổng số 235 BN mắc COVID-19 tại Bệnh viện phổi TW và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Kết quả:  Sau 3 và 6 tháng theo dõi, hình ảnh CLVT phổi cho thấy các tổn thương ngoại vi nhu mô phổi hai bên biến mất hoặc tạo thành các dải xơ hóa mảnh. Các phát hiện CLVT phổ biến nhất là tổn thương kính mờ và dải xơ nhu mô, được ghi nhận ở 213 BN (90,6%) và 33 BN (14,0%). Sau 3 tháng nghiên cứu còn 212 BN đang tiếp tục theo dõi, ghi nhận có 110 BN (51,9%) tổn thương kính mờ và 81 BN (38,2%) tổn thương dải xơ nhu mô. Sau 6 tháng, nghiên cứu còn 186 BN  đang tiếp tục theo dõi, ghi nhận có 91 (48,9%) tổn thương kính mờ và 84 (45,2%) tổn thương dải xơ nhu mô. Các tổn thương kính mờ, tổn thương tổ chức kẽ trên các thùy phổi giảm sau 3 tháng và 6 tháng theo dõi, nhưng tổn thương dải xơ được ghi nhận tăng trong quá trình theo dõi có ý nghĩa thông kê. Tổng điểm CLVT tăng dần theo mức độ tổn thương của bệnh ở cả 3 tháng theo dõi (P<0,001) và 6 tháng theo dõi (P<0,001). Kết luận: Theo dõi tổn thương nhu mô phổi của các BN  Covid-19 trên CLVT sau 3 và 6 tháng điều trị, ghi nhận các tổn thương tổ chức kẽ, tổn thương đông đặc biến mất hoặc tạo thành các dải xơ hóa mảnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pan F, Ye T, Sun P, Gui S, et al. “Time course of lung changes at chest CT during recovery from coronavirus disease 2019” (COVID-19). Radiology. (2020) 295:715–21. doi: 10.1148/ radiol.2020200370
2. A. Díez Tascónb , L. Ibánez ˜ Sanz a , S. Ossaba Vélez b “Radiologia (Engl Ed) Radiologic diagnosis of patients with COVID-19E. Martínez Chamorroa”. 2021 Jan-Feb;63(1):56-73. doi: 10.1016 /j.rx.2020.11.001. Epub 2020 Nov 24).
3. Martínez Chamorro, E et al. “Radiologic diagnosis of patients with COVID-19.” “Diagnóstico radiológico del paciente con COVID-19.” Radiologia vol. 63,1 (2021): 56-73. doi: 10.1016/j.rx.2020.11.001
4. Van den Borst B, Peters JB, Brink M, Schoon Y, et al. “Comprehensive health assessment three months after recovery from acute COVID-19”. Clin Infect Dis. (2020) 73:e1089–98. doi: 10.1093/cid/ciaa1750
5. Liu C, Ye L, Xia R, et al. “Chest computed tomography and clinical follow-up of discharged patients with COVID-19 in Wenzhou City, Zhejiang, China. Ann Am Thorac Soc”. (2020) 17:1231–7. doi: 10.1513/AnnalsATS.202004-324OC PubMed Abstract | CrossRef Full Text | Google Scholar
6. Tabatabaei SMH, Rajebi H, Moghaddas F, et al. “Chest CT in COVID-19 pneumonia: what are the findings in mid-term follow-up? Emergency Radiol”. (2020) 27:711–9. doi: 10.1007/s10140-020-01869-z
7. Pan F, Ye T, Sun P, et al. “Time course of lung changes at chest CT during recovery from coronavirus disease 2019 (COVID-19). Radiology”. (2020) 295:715–21. doi: 10.1148/radiol.2020200370
8. Zhang P, Li J, Liu H, et al. “Long-term bone and lung consequences associated with hospital-acquired severe acute respiratory syndrome: a 15-year follow-up from a prospective cohort study. Bone Res.” (2020) 8:8. doi: 10.1038/ s41413-020-0084-5