ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THUỐC ỨC CHẾ ĐIỂM KIỂM SOÁT MIỄN DỊCH

Đào Thị Thu Trang 1, Nguyễn Thị Thanh Huyền 1, Gyu Yi Hyeon 1, Lê Vũ Duy2,
1 Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi liên quan thuốc điều trị ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (Immune checkpoint inhibitor – ICI). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 10 bệnh nhân có biến chứng viêm phổi liên quan ICI trong tổng số 61 ca được điều trị ICI tại khoa Ung bướu – Huyết học, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ viêm phổi do ICI là 16%, tuổi trung bình là 69 tuổi. 40% bệnh nhân có tiền sử bệnh lí phổi và tiền sử xạ trị lồng ngực. Thời gian khởi phát trung bình sau sử dụng 4,7 chu kì thuốc ICI. Triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là ho, sốt, khó thở. Tổn thương thường gặp nhất trên phim CLVT đa dãy lồng ngực là tổn thương kính mờ (90%), tiếp theo đó là tổn thương đông đặc. Có 3 bệnh nhân viêm phổi mức độ 4, không có trường hợp nào tử vong (độ 5). Liều dùng corticosteroid ở nhóm mức độ 2 là 50mg/kg prednisolone, thời gian điều trị trung bình là 5,4 tuần; so với nhóm mức độ 3-4, liều khởi đầu corticosteroid cao hơn – 75mg/kg prednisolone và thời gian điều trị dài hơn – trung bình 7,2 tuần. Kết luận: Viêm phổi liên quan ICI là một biến chứng nặng, triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, thời gian điều trị kéo dài là một thách thức đối với bác sĩ lâm sàng, đòi hỏi cần có kỹ năng tốt để nhận định, đánh giá và quản lí tác dụng phụ này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ferrara R., Imbimbo M., Malouf R., et al. (2021). Single or combined immune checkpoint inhibitors compared to first-line platinum-based chemotherapy with or without bevacizumab for people with advanced non-small cell lung cancer. Cochrane Database Syst Rev, 2021(4).
2. Luo W., Wang Z., Tian P., et al. (2018). Safety and tolerability of PD-1/PD-L1 inhibitors in the treatment of non-small cell lung cancer: a meta-analysis of randomized controlled trials. J Cancer Res Clin Oncol, 144(10), 1851–1859.
3. Reuss J.E., Suresh K., and Naidoo J. (2020). Checkpoint Inhibitor Pneumonitis: Mechanisms, Characteristics, Management Strategies, and Beyond. Curr Oncol Rep, 22(6), 56.
4. Nishino M., Giobbie-Hurder A., Hatabu H., et al. (2016). Incidence of Programmed Cell Death 1 Inhibitor-Related Pneumonitis in Patients With Advanced Cancer: A Systematic Review and Meta-analysis. JAMA Oncol, 2(12), 1607–1616.
5. Antonia S.J., Villegas A., Daniel D., et al. (2017). Durvalumab after Chemoradiotherapy in Stage III Non-Small-Cell Lung Cancer. N Engl J Med, 377(20), 1919–1929.
6. Atchley W.T., Alvarez C., Saxena-Beem S., et al. (2021). Immune Checkpoint Inhibitor-Related Pneumonitis in Lung Cancer. Chest, 160(2), 731–742.
7. Delaunay M., Cadranel J., Lusque A., et al. (2017). Immune-checkpoint inhibitors associated with interstitial lung disease in cancer patients. Eur Respir J, 50(2), 1700050.
8. Nishino M., Ramaiya N.H., Awad M.M., et al. (2016). PD-1 Inhibitor–Related Pneumonitis in Advanced Cancer Patients: Radiographic Patterns and Clinical Course. Clin Cancer Res, 22(24), 6051–6060.
9. Suresh K., Voong K.R., Shankar B., et al. (2018). Pneumonitis in Non-Small Cell Lung Cancer Patients Receiving Immune Checkpoint Immunotherapy: Incidence and Risk Factors. J Thorac Oncol Off Publ Int Assoc Study Lung Cancer, 13(12), 1930–1939.
10. Voong K.R., Hazell S.Z., Fu W., et al. (2019). Relationship Between Prior Radiotherapy and Checkpoint-Inhibitor Pneumonitis in Patients With Advanced Non-Small-Cell Lung Cancer. Clin Lung Cancer, 20(4), e470–e479.