TỬ VONG VÀ CÁC BIẾN CỐ TIM MẠCH NỘI VIỆN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU THẤT TRÁI ≤40% SAU CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA

Nguyễn Thường Nghĩa1, Nguyễn Đăng Khoa 2,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mặc cho đã có các tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp, tỉ lệ tử vong nội viện nhồi máu cơ tim vẫn còn cao. Bệnh nhân NMCT cấp có phân suất tống máu (PSTM) thất trái < 40% lúc nhập viện có tỉ lệ tử vong tăng và tỉ lệ các biến chứng cao như tái nhồi máu, rối loạn nhịp, đột quỵ so sánh với nhóm không suy giảm chức năng thất trái. Tại Việt Nam, còn ít nghiên cứu khảo sát về tử vong nội viện ở nhóm bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên (NMCTSTCL) có PSTM thất trái ≤ 40%. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân nội viện của bệnh nhân NMCTSTCL có PSTM thất trái ≤ 40% sau can thiệp mạch vành (CTMV) qua da tại khoa tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân > 18 tuổi được chẩn đoán NMCTSTCL có PSTM thất trái lúc nhập viện ≤ 40% được CTMV qua da tại khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2023 đến tháng 08/2023. Kết quả: Có 135 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu, tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn của dân số nghiên cứu là 63 ± 10,67; tỉ lệ nam/nữ là 3,09/1. Đái tháo đường (73,33%) và tăng huyết áp (67,41%) là 2 yếu tố nguy cơ thường gặp nhất. NMCT cấp thành trước là thể lâm sàng thường gặp nhất (58,66%) và có 40,74% bệnh nhân nhập viện với killip ≥ II. Các biến cố nội viện thường gặp nhất là suy tim cấp (37,04%) và tổn thương thận cấp (21,48%); tỉ lệ choáng tim được ghi nhận là 14,07%. Tỉ lệ tử vong nội viện ở dân số mục tiêu là 8,89%, trong đó 91,67% các trường hợp là tử vong do tim mạch. Qua phân tích logistic đa biến, chỉ có rối loạn nhịp đe dọa tính mạng là yếu tố dự đoán độc lập cho tử vong nội viện. Kết luận: Tỉ lệ tử vong nội viện ở bệnh nhân NMCTSTCL có PSTM thất trái ≤ 40% sau CTMV qua da là 8,89%. Rối loạn nhịp đe dọa tính mạng là yếu tố dự đoán độc lập cho tử vong nội viện ở nhóm bệnh nhân trên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tsao CW, Aday AW, Almarzooq ZI, et al. Heart Disease and Stroke Statistics-2022 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation. Feb 22 2022;145(8):e153-e639. doi:10.1161/CIR.0000000000001052.
2. McNamara RL, Kennedy KF, Cohen DJ, Diercks DB, Moscucci M, Ramee S, et al. Predicting In-Hospital Mortality in Patients With Acute Myocardial Infarction. J Am Coll Cardiol. 2016; 68(6):626–35. https://doi.org/10.1016/ j.jacc.2016.05.049.
3. Hanada K, Sasaki S, Seno M, et al. Reduced Left Ventricular Ejection Fraction Is a Risk for Sudden Cardiac Death in the Early Period After Hospital Discharge in Patients With Acute Myocardial Infarction. Circ J. Mar 18 2022;doi:10.1253/circj.CJ-21-0999.
4. Velazquez EJ, Francis GS, Armstrong PW, et al. An international perspective on heart failure and left ventricular systolic dysfunction complicating myocardial infarction: the VALIANT registry. Eur Heart J. Nov 2004;25(21):1911-9. doi:10.1016/j.ehj.2004.08.006.
5. Ali M, Lange SA, Wittlinger T, Lehnert G, Rigopoulos AG, Noutsias M. In-hospital mortality after acute STEMI in patients undergoing primary PCI. Herz. Dec 2018;43(8):741-745. Krankenhausmortalitat nach akutem STEMI bei Patienten mit primarer PCI. doi:10.1007/s00059-017-4621-y.
6. Takagi K, Tanaka A, Yoshioka N, et al. In-hospital mortality among consecutive patients with ST-Elevation myocardial infarction in modern primary percutaneous intervention era ~ Insights from 15-year data of single-center hospital-based registry ~. PLoS One. 2021;16(6):e0252503.
7. Trần Anh Tuấn (2022). Tỉ lệ và tiên lượng ngắn hạn của tái tưới máu không hoàn toàn trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược TPHCM.
8. Hall TS, von Lueder TG, Zannad F, et al. Relationship between left ventricular ejection fraction and mortality after myocardial infarction complicated by heart failure or left ventricular dysfunction. Int J Cardiol. Dec 1 2018;272:260-266. doi:10.1016/j.ijcard.2018.07.137.
9. Wohlfahrt P, Jenca D, Melenovsky V, et al. Trajectories and determinants of left ventricular ejection fraction after the first myocardial infarction in the current era of primary coronary interventions. Front Cardiovasc Med. 2022;9: 1051995. doi:10.3389/fcvm. 2022.1051995.