HIỆU QUẢ CỦA LASER DIODE 810NM VÀ DAO MỔ TRONG ĐIỀU TRỊ NƯỚU NHIỄM SẮC MELANIN SINH LÝ

Trần Yến Nga1,, Lê Thiện Quang 1, Nguyễn Bảo Trân 2, Nguyễn Thị Kim Chi 1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Quốc tế Hồng Bàng TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả của phẫu thuật bằng laser diode 810nm và dao mổ trong điều trị nướu nhiễm sắc melanin sinh lý. Đối tượng - Phương pháp: Tổng cộng có 26 cung hàm của 16 bệnh nhân có nhiễm sắc melanin sinh lý ở hai bên được tuyển vào nghiên cứu. Các phần hàm đối bên được chỉ định ngẫu nhiên tiếp nhận điều trị bằng laser (nhóm thử nghiệm) hoặc điều trị dao mổ (nhóm chứng). Các đánh giá lâm sàng bao gồm: cảm nhận đau ở ngày 1 và ngày 7 sau điều trị theo thang VAS, cường độ sắc tố nướu ở trước điều trị, 1 tháng và 3 tháng sau điều trị theo chỉ số  DOPI (Dummett oral pigmentation index). Kiểm định Wilcoxon signed rank và Mann-Whitney được dùng để phân tích các dữ liệu này. Kết quả: Cảm nhận đau sau điều trị là nhẹ, nhóm dao mổ chứng tỏ đau nhiều hơn nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm laser  (p>0,05). Ở 1 tháng và 3 tháng sau  điều trị, cường độ sắc tố nướu ở cả nhóm laser và nhóm dao mổ đều giảm rất có ý nghĩa so với trước điều trị (p<0,001). Tuy nhiên, chưa tìm thấy khác biệt có ý nghĩa về chỉ số DOPI giữa hai nhóm ở cả hai thời điểm sau điều trị (p>0,05). Kết luận: Cả hai phương pháp điều trị chỉ gây đau nhẹ và cho hiệu quả tương đương về phương diện cải thiện cường độ sắc tố nướu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ansari MA, Erfanzadeh M, Mohajerani E (2013). Mechanisms of laser-tissue interaction: II. Tissue thermal properties. Journal of lasers in medical sciences. 4(3):99.
2. Bakutra G, Shankarapillai R, Mathur L, Manohar B (2017). Comparative evaluation of diode laser ablation and surgical stripping technique for gingival depigmentation: A clinical and immunohistochemical study. Int J Health Sci (Qassim). Apr-Jun ;11(2):51-58.
3. Chandra GB, VinayKumar MB, Walavalkar NN, Vandana KL, Vardhan PK (2020). Evaluation of surgical scalpel versus semiconductor diode laser techniques in the management of gingival melanin hyperpigmentation: A split-mouth randomized clinical comparative study. J Indian Soc Periodontol. Jan-Feb;24(1):47-53.
4. Dummett CO, Gupta OP (1964). Estimating the Epidemiology of Oral Pigmentation. J Natl Med Assoc. Sep;56:419-20.
5. Grover HS, Dadlani H, Bhardwaj A, Yadav A, Lal S (2014). Evaluation of patient response and recurrence of pigmentation following gingival depigmentation using laser and scalpel technique: A clinical study. J Indian Soc Periodontol. Sep;18(5):586-92.
6. Mahajan G, Kaur H, Jain S, Kaur N, Sehgal NK, Gautam A (2017). To compare the gingival melanin repigmentation after diode laser application and surgical removal. J Indian Soc Periodontol. Mar-Apr;21(2):112-118.
7. Nammour S, El Mobadder M, Namour M, et al. (2020). A Randomized Comparative Clinical Study to Evaluate the Longevity of Esthetic Results of Gingival Melanin Depigmentation Treatment Using Different Laser Wavelengths (Diode, CO(2), and Er:YAG). Photobiomodul Photomed Laser Surg. Mar;38(3):167-173.
8. Suragimath G, Lohana MH, Varma S (2016). A Split Mouth Randomized Clinical Comparative Study to Evaluate the Efficacy of Gingival Depigmentation Procedure Using Conventional Scalpel Technique or Diode Laser. J Lasers Med Sci. Fall ;7(4):227-232.