ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MINI IMPLANT VÀ HÀM PHỦ TRÊN MINI IMPLANT SAU 5 NĂM

Phạm Thị Lan Anh 1,, Lữ Lam Thiên 1
1 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hàm phủ trên mini implant (MI) là một lựa chọn điều trị thay thế cho hàm phủ trên hai implant đường kính thường quy ở những bệnh nhân (BN) lớn tuổi, có nhiều bệnh toàn thân và sống hàm tiêu xương nhiều. Ở Việt Nam, trong khi có nhiều nghiên cứu (NC) về MI, vẫn còn ít các nghiên cứu đánh giá về sự thành công của hàm phủ hàm dưới nâng đỡ trên MI sau thời gian dài. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của MI nâng đỡ hàm giả toàn phần hàm dưới sau 5 năm trên các khía cạnh: MI, tình trạng phục hình, sự hài lòng của BN, và ghi nhận các biến chứng (nếu có). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca trên các BN được điều trị hàm phủ hàm dưới trên MI (trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Phương Lan, 2015). BN được khám lâm sàng, chụp phim quanh chóp vùng có MI và đánh giá về MI (bao gồm độ vững ổn, tình trạng mô mềm, sự tồn tại và mức độ tiêu xương quanh implant),  tình trạng hàm phủ (bao gồm độ lưu giữ, độ vững ổn, tình trạng khớp cắn),  mức độ hài lòng với hàm giả qua bảng câu hỏi và các biến chứng. Kết quả: Sau 5 năm, mức độ vững ổn của 19 MI kém (10<PTVs < 20). Hơn 80% MI có PlI và GI ở mức độ 2 và 3. Mất xương theo chiều dọc: 3,59 ± 1,25 mm, chiều ngang là 1,2 ± 0,96 mm. Tỷ lệ tồn tại tích luỹ của MI là 78,95%. Hàm giả lưu giữ kém, thấp kích thước dọc, tuy nhiên 100% vững ổn tốt. BN rất  hài lòng với hàm giả. Gần 50% các MI bị mòn đầu bi. Kết luận: MI tồn tại trong miệng sau 5 năm, giúp nâng đỡ phục hình toàn hàm hàm dưới. Việc BN kém bảo trì hàm giả, khó khăn trong việc giữ vệ sinh quanh MI là vấn đề cần quan tâm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Phương Lan. Hiệu quả của Mini implant nâng đỡ hàm giả toàn hàm hàm dưới khảo sát lâm sàng và X-quang. Luận án Chuyên Khoa Cấp II. 2015.
2. Albrektsson T, Zarb G, Worthington P, Eriksson AR. The long-term efficacy of currently used dental implants: a review and proposed criteria of success. The International journal of oral & maxillofacial implants. 1986;11-25.
3. Limpuangthip N, Somkotra T, Arksornnukit M. Modified retention and stability criteria for complete denture wearers: A risk assessment tool for impaired masticatory ability and oral health-related quality of life. The Journal of prosthetic dentistry. 2018; 43-49.
4. Ma S., Waddell N., Atieh M.A., Alsabeeha N.H.M., and Payne A.G. T. Maxillary three-implant overdentures opposing mandibular two-implant overdentures: 10-year prosthodontic outcomes. International Journal of Prosthodontics. 2016; 327–336.
5. Marcello-Machado R. M., Faot F., Schuster A. J., Machado Bielemann A., Júnior O. L. C., and Cury A. A. D. B. One-year clinical outcomes of locking taper Equator attachments retaining mandibular overdentures to narrow diameter implants. Clinical Implant Dentistry and Related Research. 2018; 483–492.
6. Naert I, Alsaadi G, van Steenberghe D, Quirynen M. A 10-year randomized clinical trial on the influence of splinted and unsplinted oral implants retaining mandibular overdentures: peri-implant outcome. The International journal of oral & maxillofacial implants. 2004; 695-702.
7. Shatkin TE, Petrotto CA. Mini dental implants: a retrospective analysis of 5640 implants placed over a 12-year period. Compend Contin Educ Dent. 2012; 2–9.
8. Storelli S, Caputo A, Palandrani G. Use of Narrow-Diameter Implants in Completely Edentulous Patients as a Prosthetic Option: A Systematic Review of the Literature. Biomed Res Int. 2021; 557-568.
9. Temizel S, Heinemann F, Dirk C, Bourauel C, Hasan I. Clinical and radiological investigations of mandibular overdentures supported by conventional or mini-dental implants: A 2-year prospective follow-up study. The Journal of prosthetic dentistry. 2017; 239-246.