MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VÀ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN MẮC BỆNH MẠN TÍNH

Nguyễn Mai Hương 1,, Trần Thành Nam 2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích mối liên quan giữa ứng phó với căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên mắc bệnh mạn tính. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 93 bệnh nhân từ 10 đến 18 tuổi (61,3% nam) hiện đang điều trị bệnh đái tháo đường type 1 và hội chứng thận hư tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Các công cụ đánh giá gồm: Thang đo Ứng phó với bệnh (Coping with a Disease Questionnaire – CODI) và Bản liệt kê hành vi trẻ em phiên bản dành cho cha mẹ (CBCL 6/18). Kết quả nghiên cứu cho biết không có khác biệt có ý nghĩa về mức độ sử dụng các chiến lược ứng phó với căng thẳng giữa hai nhóm bệnh. Chiến lược ứng phó sử dụng nhiều nhất là mơ tưởng, chấp nhận và né tránh, và thấp nhất là phản ứng cảm xúc. Tỷ lệ trẻ có vấn đề hướng nội theo CBCL 6/18 là 23,7%. Tỷ lệ trẻ có vấn đề hướng ngoại theo CBCL 6/18 thấp hơn, là 10,8%. Mức độ sử dụng ứng phó chấp nhận tương quan nghịch và ứng phó phản ứng cảm xúc tương quan thuận với điểm số các vấn đề hướng nội theo CBCL 6/18. Không có tương quan giữa các chiến lược ứng phó và vấn đề hướng ngoại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cleave, Jeanne & Gortmaker, Steven & Perrin, James. Dynamics of Obesity and Chronic Health Conditions Among Children and Youth. JAMA: the journal of the American Medical Association. 2010;303:623-630.
2. Compas BE, Jaser SS, Dunn MJ, Rodriguez EM. Coping with chronic illness childhood and adolescence. Annu Rev Clin Psychol. 2012;8:455-480.
3. Pinquart M, Shen Y. Behavior problems in children and adolescents with chronic physical illness: a meta-analysis. J Pediatr Psychol. 2012;36(9):1003-1016.
4. Petersen C. Brief Report: Development and Pilot Testing of a Coping Questionnaire for Children and Adolescents With Chronic Health Conditions. Journal of Pediatric Psychology. 2004;29(8), 635–640.
5. Achenbach, T. M., & Rescorla, L. A. Manual for the ASEBA School-Age Forms & Profiles, Burlington, VT: University of Vermont, Research Center for Children, Youth, & Families.
6. Trawicka, Agnieszka, Lewandowska-Walter, Aleksandra et al. Internalizing and externalizing behaviors in chronically ill adolescents in the context of family system functioning. Health Psychology Report. 2019;7(14).
7. Lynch A.M., Kashikar-Zuck S., Goldschneider K.R. và cộng sự. (2007). Sex and Age Differences in Coping Styles Among Children with Chronic Pain. Journal of Pain and Symptom Management, 33(2), 208–216.
8. Fraga M.M., Terreri M.T., Azevedo R.T. et al. Pain perception and pain coping mechanism in children and adolescents with juvenile fibromyalgia and polyarticular juvenile idiopathich arthritus. Rev Paul Pediatr. 2019;37(1):11–19.