ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC TỔN THƯƠNG CỔ TỬ CUNG MỨC ĐỘ CAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHOÉT CHÓP TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG TỪ NĂM 2018-2020

Huỳnh Xuân Nghiêm 1,, Huỳnh Thụy Thảo Quyên 1
1 Bệnh viện Hùng Vương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc tầm soát phát hiện sớm bằng tế bào học và HPV có thể giúp phát hiện sớm các trường hợp tiền ung thư để ngăn ngừa phát triển thành UTCTC và có thể chữa khỏi bằng các phương pháp can thiệp tối thiểu như khoét chóp để lấy mô tổn thương ra khỏi cổ tử cung. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ điều trị thành công các tổn thương CTC mức độ cao bằng phương pháp khoét chóp. 2. Xác định các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị khoét chóp CTC. Phương pháp NC: Nghiên cứu cắt ngang, cỡ mẫu 220 trường hợp được khoét chóp CTC lần đầu tại bệnh viện thực hiện trong thời gian 2018 – 2022. Kết quả: Tỷ lệ điều trị thành công các tổn thương CTC mức độ cao bằng phương pháp khoét chóp CTC sau 30 tháng là 87,7% (KTC 95%: 83,36-92,1%). Tỷ lệ thất bại 12,3%. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị khoét chóp CTC:Tuổi ≥ 38 tuổi làm tăng nguy cơ điều trị  thất bại với OR= 1,32 (KTC 95%: 1,22-3,95,  sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,012 < 0,05. Tình trạng mãn kinh làm tăng nguy cơ điều trị thất bại với OR= 1,18 (KTC 95%: 1,07-3,7, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,004 < 0,05. Tình trạng nhiễm HPV sau  khoét chóp CTC làm tăng nguy cơ điều trị  thất bại gấp 5,8 lần so với HPV (-) với OR= 5,8 (KTC 95%: 3,69-8,27), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,001 < 0,05. Kết luận: Điều trị tổn thương cổ tử cung mức độ cao bằng phương pháp khoét chóp dao thường hay vòng điện (LEEP) có tỷ lệ điều trị thành công cao. Lớn tuổi, mãn kinh và nhiễm HPV sau khoét chóp làm tăng nguy cơ thất bại của khoét chóp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019), Tài liệu hướng dẫn sàng lọc, điều trị tổn thương tiền ung thư để dự phòng thứ cấp ung thư cổ tử cung., chủ biên
2. Đỗ Thi Lệ Chi (2009), "Điều trị các tổn thương tân sinh trong biểu mô cổ tử cung độ II và III bằng phương pháp khoét chóp sử dụng vòng cắt đốt điện"(Bệnh viện Từ Dũ).
3. Lưu Đức Tâm (2017), Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Pappiloma virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung ở phụ nữ Tp. Cần Thơ, Trường Đại học Y Dược Huế
4. Phạm Hồ Thúy Ai (2018), "Tỷ lệ nhiễm HPV sau khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện ở phụ nữ có tân sinh trong biêu mô cổ tử cung độ 2-3", Luận văn chuyên khoa cấp II(Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh).
5. Phạm Trí Hiếu Nguyễn Văn Thắng (2019), "Nhận xét kết quả của kỹ thuật LEEP điều trị tổn thương cổ tử cung tại Vênh viện Phụ Sản Trung Uơng", Tạp chí Phụ Sản. 2, tr. tr 143-147. 2, tr. 143-147
6. Trần Thị Kim Anh, Cao Ngọc Thành Hoàng Việt (2015), "Đánh giá kết quả điều trị các tổn thương tiền ung thư tại Bệnh viện Trương Ương Huế", Tạp chí Phụ Sản. Tâp 13 (Hội Phụ Sản Việt Nam), tr. 99-102
7. Darlin L Henic E Asciutto KC, Forslund O, et al (2016), "Follow up with HPV test and cytology as test of cure, 6 months after conization, reliable 2016", Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica. 95, tr. 1251-1257
8. Kouichiro Kawano (2016), "Identification of appropriate cone length to avoid positive cone margin in high grade cervical intraepithelial neoplasia", Gynecol Oncol. 21, tr. 54
9. Maria B Bruno A Pietro D’ Alessandro, et al (2018), "Loop Electrosurgical Exxcision Procedure versus Cryotheprapy in the Treatment of Cervical Intraepithelial Neoplasia: A Systematic Review and Meta - Analysis of Randomized Controlled Trials", PMC article. Gynecol Minim Invasive Ther, tr. 145-151