NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ ECG DẠNG ASLANGER TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Viết Hậu1,, Tăng Tuấn Phong 1, Nguyễn Quốc Huy 1, Nguyễn Khánh Dương 1, Nguyễn Anh Kiệt 1, Nguyễn Chí Hiếu 1, Đặng Kim Ngân 1, Nguyễn Xuân Vinh 1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhồi máu cơ tim cấp có ECG dạng Aslanger là một dấu hiệu điện tâm đồ mới tương đương STEMI, gọi là “tương đương” đồng nghĩa là người bệnh có tình trạng tắc nghẽn cấp tính mạch vành và cần được điều trị tái tưới máu càng sớm càng tốt. Việc nhận diện các dấu hiệu tinh tế ở các dạng tương đương STEMI là không dễ, bỏ sót chẩn đoán hay chậm trễ trong can thiệp đều dẫn đến những kết cục bất lợi cho người bệnh, gia tăng tỉ lệ tử vong. Chúng tôi xin trình bày một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp có ECG dạng Aslanger tại Bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (BVĐHYD TPHCM). Người bệnh nhập viện vì khó thở tại bệnh viện địa phương, được chẩn đoán là NSTEMI và được chuyển lên bệnh viện chúng tôi. Lúc nhập khoa Cấp cứu, hình ảnh ECG đo được có dạng Aslanger, một dạng tương đương STEMI. Sau khi hội chẩn với bác sĩ tim mạch can thiệp, người bệnh được chuyển lên phòng DSA để can thiệp mạch vành. Hình ảnh chụp mạch vành cho thấy bệnh mạch vành 3 nhánh, sang thương thủ phạm là RCA. Người bệnh được can thiệp đặt stent và chuyển khoa hồi sức tích cực điều trị. Sau nằm viện 4 ngày, người bệnh không còn thấy khó thở, có thể tự sinh hoạt được bình thường và được cho xuất viện hẹn tái khám 1 tuần sau đó.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. ESC. 2023 Guidelines for the management of acute coronary syndromes. European Heart Journal (2023) 00, 1–107. doi.org/10.1093/ eurheartj/ehad191.
2. Khan AR et al.: Impact of total occlusion of culprit artery in acute non-ST elevation myocardial infarction: a systematic review and meta-analysis. Eur Heart J. 2017, 38:3082-3089. 10.1093/eurheartj/ehx418.
3. Tahvanainen M et al.: Factors associated with failure to identify the culprit artery by the electrocardiogram in inferior ST-elevation myocardial infarction. J Electrocardiol. 2011, 44: 495-501. 10.1016/j.jelectrocard.2011.04.005.
4. Aslanger E, et al. A new electrocardiographic pattern indicating inferior myocardial infarction. J Electrocardiol. 2020 Jul-Aug;61:41-46.
5. Thygesen K et al: Fourth universal definition of myocardial infarction. J Am Coll Cardiol. 2018, 72:2231-2264. 10.1016/j.jacc.2018.08.1038.
6. Indications for fibrinolytic therapy in suspected acute myocardial infarction: collaborative overview of early mortality and major morbidity results from all randomised trials of more than 1000 patients. Fibrinolytic Therapy Trialists’ (FTT) Collaborative. Lancet. 1994;343:311–322. doi: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(94)91161-4.
7. Meyers HP et al. Comparison of the ST-elevation myocardial infarction (STEMI) vs. NSTEMI and occlusion MI (OMI) vs. NOMI paradigms of acute MI. J Emerg Med. 2021;60: 273–284. doi: 10.1016/j. jemermed.2020.10.026.
8. Aslanger EK et al. Diagnostic accuracy of electrocardiogram for acute coronary occlusion resulting in myocardial infarction (DIFOCCULT Study). Int J Cardiol Heart Vasc. 2020;30:100603. doi:10.1016/j.ijcha.2020.100603.
9. Miyauchi E et al. (January 01, 2023) Clinical Features of the Aslanger Pattern to Compensate for the Limitation of STElevation Myocardial Infarction (STEMI) Criteria. Cureus 15(1): e33227. DOI 10.7759/cureus.33227.