SO SÁNH LÂM SÀNG CHỈ SILK VÀ CHỈ POLYPROPYLENE SAU PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH NGẦM

Lê Hùng Cường 1, Nguyễn Thị Thanh Tâm 1, Nguyễn Thị Bích Lý1,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh tình trạng lành thương mô mềm, độ lỏng mũi khâu, mức độ đau khi cắt chỉ giữa hai nhóm sử dụng chỉ silk và chỉ polypropylene sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh hai nhóm với thiết kế nửa miệng, được thực hiện trên 38 bệnh nhân có đồng thời hai răng khôn hàm dưới có mức độ khó và độ lệch tương đương nhau. Bệnh nhân bốc thăm để phân nhóm ngẫu nhiên và xác định loại chỉ silk hay polypropylene được sử dụng cho mỗi bên. Tình trạng lành thương mô mềm được đánh giá tại thời điểm ngày thứ 3 và thứ 7 sau phẫu thuật. Độ lỏng mũi khâu và mức độ đau khi cắt chỉ được đánh ghi nhận vào thời điểm ngày thứ 7 sau phẫu thuật.  Kết quả: Nhóm chỉ polypropylene có tình trạng lành thương mô mềm tốt hơn nhóm chỉ silk ở cả hai thời điểm ngày thứ 3 và 7 sau phẫu thuật. Vào thời điểm ngày thứ 3, điểm lành thương mô mềm ở nhóm chỉ polypropylene (6,32 ± 1,32) cao hơn nhóm chỉ silk (5,68 ± 0,70), p=0,029. Vào thời điểm ngày thứ 7, điểm lành thương mô mềm ở nhóm chỉ polypropylene (6,42 ± 1,11) cao hơn nhóm chỉ silk (5,97 ± 0,64), p=0,029. So với nhóm chỉ silk, chỉ polypropylene có độ lỏng ít hơn (0,51 ± 0,60 mm so với 2,70 ± 0,69 mm, p<0,001) và mức độ đau khi cắt chỉ thấp hơn (3,58 ± 4,25 so với 8,29 ± 8,00, p=0,003). Kết luận: So với việc sử dụng chỉ silk trong phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm, chỉ polypropylene giúp tình trạng lành thương mô mềm tốt hơn, độ lỏng mũi khâu ít hơn và mức độ đau khi cắt chỉ thấp hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Knut N. Leknes, Knut A. Selvig. Tissue reactions to sutures in the presence and absence of anti-infective therapy. Journal of Clinical Periodontology. 2005;32(2):130-138.
2. Miroslav Dragovic, Marko Pejovic, Jelena Stepic, et al. Comparison of four different suture materials in respect to oral wound healing, microbial colonization, tissue reaction and clinical features - randomized clinical study. Clinical Oral Investigations. 2020;24(4):1527-1541.
3. Miroslav Dragovic, Marko Pejovic, Jelena Stepic, et al. Microbial adherence affinity and clinical characteristics of polypropylene versus silk sutures in oral surgery. Srpski arhiv za celokupno lekarstvo. 2018;146(5-6):258-263.
4. Olivia Pons-Vicente, Lidia López-Jiménez, María Angels Sánchez-Garcés, Sergi Sala-Pérez, Gay-Escoda C. A comparative study between two different suture materials in oral implantology. Clinical Oral Implants Research. 2011;22(3):282-288.
5. Ran Asher, Tali Chacartchi, Moshik Tandlich, Lior Shapira, David Polak. Microbial accumulation on different suture materials following oral surgery: a randomized controlled study. Clinical Oral Investigations. 2019;23(2):559-565.
6. Rino Burkhardt, Niklaus P. Lang. Influence of suturing on wound healing. Periodontology 2000. 2015;68(1):270-281.
7. Yafit Hamzani, Gavriel Chaushu. Evaluation of early wound healing scales/indexes in oral surgery: A literature review. Clinical Implant Dentistry and Related Research. 2018;20(6):1030-1035.
8. Yaman D, Paksoy T, Ustaoğlu G, Demirci M. Evaluation of bacterial colonization and clinical properties of different suture materials in dentoalveoler surgery. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery. 2022;80(2):313-326.